Gỗ công nghiệp MFC là gỗ gì? Loại gỗ này có đặc điểm nổi bật gì?
Ngày này, gỗ công nghiệp MFC được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vậy gỗ công nghiệp MFC là gỗ gì và chúng có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Gỗ công nghiệp MFC là gỗ gì?
MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là một loại ván công nghiệp. Đây không phải là một loại gỗ được tạo thành từ những thanh gỗ tự nhiên, mà là ván gỗ dăm nhựa Melamine được làm từ những cây gỗ được khai thác và chỉ phục vụ duy nhất mục đích là sản xuất ra loại gỗ MFC này.
Sau khi cây gỗ được khai thác về, người ta sẽ băm nhỏ gỗ ra và sử dụng loại keo chuyên dụng và máy ép để tạo nên loại gỗ này. Những cây gỗ này được trồng theo thời vụ ngắn ngày và không có yêu cầu quá cao về kích thước thân gỗ. Gỗ MFC hoàn toàn không phải được tạo thành từ nhiều loại gỗ tạp hay những loại gỗ phế phẩm như nhiều người vẫn nghĩ.
Đặc điểm của gỗ công nghiệp MFC
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại gỗ này để hiểu rõ hơn về gỗ nhé.
Cấu tạo của gỗ
Có 2 phần chính cấu tạo nên loại gỗ này, đó là: phần lõi ép và lớp phủ bằng chất Melamine.
1.Phần lõi ép
Hay cũng chính làn vụn gỗ. Sau khi được kiểm tra và xử lý kỹ càng về chất lượng gỗ người ta sẽ đem đi nghiền nhỏ thân gỗ ra. Tiếp theo, sẽ sử dụng một loại keo trộn chuyên dụng để giúp các vụn gỗ kết dính lại với nhau. Khâu này cũng sẽ giúp chất lượng của gỗ được nâng cao hơn. Và hạn chế tình trạng gỗ bị biến dạng hay mối mọt trong quá trình sử dụng.
2.Lớp phủ bằng chất Melamine
Đây là một loại nhựa chuyên dụng nhằm giúp bền bề mặt gỗ sáng, mịn. Ngoài ra, chúng còn giúp cho gỗ MFC có những màu sắc và đường vân gỗ tương tự như bề mặt gỗ tự nhiên. Tùy vào yêu cầu của khách hàng, lớp phủ này có thể tạo nên các tấm MFC có bề mặt gỗ giống với nhiều loại gỗ tự nhiên. Như: gỗ lim, gỗ hương, gỗ sồi,…
Quy trình sản xuất gỗ
Để tạo nên gỗ công nghiệp MFC, thường trải qua 5 giai đoạn:
- Thu hoạch và nghiền gỗ
Khi những cây gỗ đã đạt những độ tuổi nhất định sẽ được người ta thu hoạch và mang về xưởng. Gỗ để sản xuất ra gỗ MFC không có quá nhiều yêu cầu và thường là gỗ ngắn ngày. Những loại gỗ hay được sử dụng đó là: gỗ bạch đàn, gỗ keo,… Sau đó, phần thân, cành, nhánh của cây sẽ được bào nhẵn vỏ và cho vào máy để nghiền nhỏ ra thành vụn gỗ.
2. Tẩm, sấy
Trải qua quá trình nghiền vụn gỗ sẽ được đem đi rửa sạch và được đưa vào tẩm, sấy kỹ càng giúp loại bỏ các tạp chất và giúp gỗ có khả năng chống mối mọt tốt hơn.
3. Lớp phủ
Ngoài lớp phủ melamine bề mặt gỗ sẽ có thêm sự kết hợp của sợi thủy tinh, tùy vào loại gỗ MFC người ta sẽ lựa chọn loại keo phù hợp để trộn. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào loại gỗ MFC được sản xuất mà người ta sẽ thực hiện ép 1 hoặc 2 mặt của gỗ.
4. Ép gỗ
Ở bước này vụn gỗ cùng với lớp phủ trên bề mặt sẽ trải qua 2 lần ép dưới máy có nhiệt độ và áp suất phù hợp. Nhằm giúp phần thân gỗ và lớp phủ bề mặt gỗ được hợp nhất với nhau hơn. Sau đó, các tấm gỗ sẽ được đem đi đánh bóng và sẵn sàng cho bước phay mộng.
5. Phay mộng
Đây là bước cuối cùng, những tấm gỗ sẽ được đặt vào máy phay, cắt và soi mộng 4 cạnh. Hiện nay, loại mộng kép đang được đánh giá cao nhất và được nhiều nhà sản xuất lựa chọn nhất. Mỗi loại lõi sẽ có những cách ghép khác biệt với nhau.
Thông số của gỗ
Thông thường gỗ MFC sẽ có 3 loại tỉ lệ trộn, đó là:
– Mật độ thấp (0.25 – 0.45 g / cm 3)
– Mật độ trung bình (0.55 – 0.75 g / cm3)
– Mật độ cao: (0.75 – 1.3g / cm3).
Những loại gỗ MFC thường thấy trên thị trường sẽ có các kích thước:
Loại size | Kích thước (rộng x dài) | Độ dày (mm) |
Size nhỏ (thông dụng) | 1220mm x 2440m | 9, 12, 15, 18, 25,…, 50 (max) |
Size trung bình | 1530mm x 2440mm | 18, 25, 30 (max) |
Size lớn | 1830mm x2440m | 12, 18, 25, 30 (max) |
Phân loại gỗ
Với các loại gỗ MFC, bạn sẽ có tới 80 sự lựa chọn khác nhau về màu sắc của gỗ. Các loại gỗ sẽ được nhuộm màu và hoa văn để giống các loại gỗ tự nhiên nhất có thể.
Để phân chia loại của gỗ MFC người ta sẽ xét theo đặc tính của gỗ. Hầu hết, trên thị trường gỗ hiện nay có 2 loại gỗ công nghiệp MFC phổ biến nhất là:
Gỗ MFC thường
Loại gỗ MFC này khả năng chống ẩm sẽ không quá tốt. Do vậy, chúng thường được dùng để làm các sản phẩm nội thất phòng khách hay phòng làm việc như: Bộ bàn ghế, tủ quần áo, bàn họp, bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, kệ sách,…
Gỗ MFC chống ẩm
Với MFC chống ẩm, lõi của gỗ sẽ có màu xanh. Đây là điểm khác biệt đầu tiên giữa gỗ MFC thường và MFC chống ẩm. Ngoài ra, điểm khác biệt tiếp theo chính là về khả năng chống ẩm hay chống nước của gỗ MFC chống ẩm chắc chắn sẽ tốt hơn đúng như tên gọi của nó. Và chắc chắn rằng, giá thành của gỗ MFC chống ẩm cũng sẽ cao hơn.
Chính vì vậy, bạn hoàn toàn của thể sử dụng loại gỗ này cho các sản phẩm như: tủ bếp, cửa phòng tắm, vách ngăn vệ sinh – phòng thí nghiệm – bệnh viện hay những nơi ẩm ướt. Nếu bạn ở các tỉnh miền Bắc, nên lựa chọn loại gỗ này do chúng phù hợp với thời tiết ẩm ướt của nơi này hơn.
Ngoài ra, có một cách nữa để nhận biết 2 loại gỗ này đó là trọng lượng của chúng. Thông thường, gỗ MFC chống ẩm sẽ nặng hơn gỗ MFC thường từ 40-60kg/m3. Trọng lượng trung bình của gỗ sẽ là khoảng 740-760kg/m3.
Tùy vào nhu cầu sử dụng bạn có thể lựa chọn loại gỗ MFC phù hợp dựa vào những đặc tính trên của gỗ.
Ưu, nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp MFC
Ưu điểm
- Với hơn 80 loại màu sắc và hoa văn, loại gỗ này chắc chắn sẽ đem tới nhiều sự chọn lựa hơn. Các sản phẩm luôn được đa dạng về màu sắc và không sợ bị trùng lặp.
- Trong quá trình sử dụng gỗ sẽ ít bị cong vênh hay mối mọt, giúp tuổi thọ của các sản phẩm được lâu dài hơn. Đặc biệt, khả năng cách âm của loại gỗ này cũng rất tốt.
- Bề mặt gỗ có chứa lớp keo giúp chúng luôn sáng bóng và nhẵn mịn. Giúp cho việc vệ sinh gỗ luôn dễ dàng.
- Trọng lượng của loại gỗ nay không quá nặng. Nhờ vậy, quá trình vận chuyển hay thi công gỗ luôn được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
- Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ những loại gỗ ngắn ngày, do vậy chúng không hề gây hại và làm ảnh hưởng tới môi trường.
- Giá thành của loại gỗ này rất hợp lý do vậy bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm này cho nội thất gia đình mình. Mà vẫn đảm bảo được về chất lượng gỗ. Hay sự đa dạng và phong cách hiện đại mà các sản phẩm gỗ MFC mang lại.
Nhược điểm
Đây không phải là loại gỗ tự nhiên. Nên chắc chắn rằng chúng sẽ không thể để trong những môi trường có độ ẩm cao hay sử dụng ngoài trời. Tuy nhiên, nếu thường xuyên vệ sinh gỗ và biết cách bảo quản, các sản phẩm gỗ có thể có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Gỗ công nghiệp MFC thường được dùng để làm gì?
Ngày nay, các sản phẩm từ gỗ MFC đã không còn quá xa lạ với mọi người. Những sản phẩm được làm từ gỗ công nghiệp MFC luôn mang tới phong cách nội thất đa dạng. Phù hợp với rất nhiều không gian khác nhau.
Do giá thành của gỗ khá hợp lý cùng với màu sắc đa dạng. Nên loại gỗ này trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất gia đình, nội thất phòng bếp, nội thất phòng làm việc hay nội thất văn phòng. Với các sản phẩm như:
Tủ quần áo
Tủ bếp
Nội thất văn phòng
Nội thất trường học
Đặc biệt, trọng lượng của gỗ không quá nặng. Nên rất phù hợp với các sản phẩm nội thất trường học như: bàn học đơn, bàn học đôi, kệ sách,…
Kết luận
Gỗ công nghiệp MFC trải qua những công đoạn xử lý gỗ được quản lý rất nghiêm ngặt và được kiểm tả kỹ càng. Do vậy chất lượng gỗ được đánh giá rất cao. Trọng lượng của gỗ không quá nặng nên tính ứng dụng của gỗ trong cuộc sống hàng ngày rất đa dạng. Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn khi tìm mua loại gỗ này do màu sắc của gỗ rất đa dạng.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về gỗ công nghiệp MFC và những đặc điểm nổi bật của loại gỗ này. Nếu bạn đang muốn tìm mua các sản phẩm gỗ MFC hãy tới những cơ sở uy tín. Để có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi!