Gỗ sến - 1 trong 4 loại gỗ trong "bộ tứ thiết" của Việt Nam

Gỗ sến – 1 trong 4 loại gỗ trong “bộ tứ thiết” của Việt Nam

Đăng ngày: 19/07/2021 - Cập nhật: 08/11/2021

Gỗ sến là gỗ gì? Lý do tại sao loại gỗ này lại được xếp vào 1 trong 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam. Hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu nhé!

Cây sến
Hình ảnh của cây sến

Gỗ sến là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy?

Gỗ sến là gỗ gì?

Loại gỗ này có tên khoa học là Madhuca pasquieri. Là một loại thực vật họ hồng xiêm. Chúng bao gồm các loại là: sến mật, sến đỏ, sến mủ, sến cát, sến trắng, sến năm ngón, sến giũa…

Các loại gỗ sến đều có chung ưu điểm, đó là: thân gỗ lớn, cứng và chắc. Gỗ của thể chịu được các tác động mạnh nên rất bền bỉ theo thời gian. Màu sắc và vân gỗ hòa vào nhau tạo nên những sản phẩm có phong cách rất độc đáo và đẹp mắt.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng tăng cao nên loại gỗ này đang bị săn lùng nhiều. Dẫn tới số lượng gỗ lâu đang dần cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.

Thuộc nhóm mấy?

Chất lượng của gỗ được đánh giá rất cao. Chất gỗ cứng, chắc và có trọng lượng khá nặng. Tuy nhiên, loại gỗ này lại nằm trong nhóm I của bảng phân loại gỗ của Việt Nam.

Đặc điểm của cây sến

Thân cây to, chiều cao có thể đạt từ 30m đến 35m. Lá cây có hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, đầu lá hơi tù còn mũi lá nhọn rộng. Hoa thường mọc thành cụm các nhau gần với cuống lá, mũi cụm gồm 2-3 hoa màu vàng. Quả của cây hình bầu dục chứa hạt hình trứng. Cây tái sinh bằng hạt và có tốc độ sinh trưởng chậm.

Cây phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc trong những cánh rừng nhiệt đới trải dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa…

Lá và quả của cây
Lá và quả của một loài sến

Các loại gỗ sến thông dụng trên thị trường hiện nay

Hiện nay, có 3 loại sến được ưa chuộng nhất, đó là: sến đỏ, sến mật và sến mủ. Hãy cùng tìm hiểu về từng loại gỗ nhé.

Gỗ sến đỏ

Loại cây này thân cây thường cao khoảng 30m. Mùa hoa vào tháng 1- 2 và mùa quả sẽ vào tháng 3 – 5. Ở Việt Nam, loại gỗ này sinh trưởng ở rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từng nửa rụng lá ở độ cao là 1300m.

Thân gỗ rất chắc và cứng, có thể chịu được tác động mạnh. Do đó, khi sản xuất người thợ sẽ hơi mất công sức.
Gỗ có màu nâu đỏ, vân gỗ đẹp tạo ra những sản phẩm có phong cách thiết kế rất bắt mắt và đem lại giá trị kinh tế cao.

Gỗ sến mật

Loại gỗ này có thân gỗ lớn hơn. Chiều cao trung bình từ 30 – 35m, cây phân cành khá rộng. Tốc độ sinh trưởng của loại gỗ này khá chậm.

Thân gỗ cứng, tuy vân chịu được tác động mạnh như gỗ lại rất dễ bị nẻ. Do đó, việc gia công trở nên hơi khó khăn.

Đây được coi là một trong những loại gỗ sễn cao cấp nhất và có giá thành tương đối cao. Các sản phẩm làm từ loại gỗ này đều là đồ nội thất cao cấp hay đồ trang trí cao cấp. Ngoài ra, trong hạt của loại gỗ này có tới 30 – 35% dầu béo, nên chúng thường được sử dụng để ăn hay sử dụng trong ngành công nghiệp. Lá của cây có thể nấu thành cao chữa bỏng rất tốt.

Gỗ sến mủ

Đây là một loại gỗ quý hiếm, chất lượng gỗ còn được so sánh với gỗ đinh hương.

Thân gỗ có trọng lượng lớn và khá cứng. Loại gỗ này có màu vàng nhạt. Theo thời gian, càng sử dụng lâu gỗ sẽ chuyển dần sang màu vàng sậm hay màu phớt đỏ. Trên bề mặt gỗ thường xuất hiện những sợi sẫm màu hơn.

Ở Việt Nam có thể bắt gặp loại gỗ này ở các tỉnh như: Gia Lai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Kiên Giang… Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở một số nước như: Thái Lan, Campuchia…

Loại gỗ này đem lại giá trị kinh cao nên được săn đón khá nhiều. Tuy nhiên, hiện tại do nạn khai thác gỗ bừa bãi nên loại gỗ này không còn số lượng nhiều. Tình trạng gỗ đang ở mức báo động và đang được bảo vệ.

Gỗ sến có tốt không

Mỗi loại gỗ sẽ có một ưu điểm riêng. Tuy nhiên, hầu hết các loại gỗ sến đều có chung những ưu điểm. Đó là: thân gỗ chắc chắn, cứng cáp, có khối lượng lớn tuy gây ra khó khăn trong quá trình gia công. Nhưng khi đưa vào sử dụng chúng rất bền bỉ theo thời gian và có thể chịu được tác động mạnh.

Gỗ phù hợp với các loại thời tiết thay đổi thất thường của Việt Nam. Khả năng chống lại mối mọt và khả năng chịu ẩm rất tốt.

Loại gỗ này nhược điểm duy nhất. Khối lượng gỗ nặng nên làm cho quá trình vận chuyển hay thi công trở nên khó khăn. Cùng với số lượng gỗ nhập vào không nhiều nên giá thành khá cao và không ổn định.

Tác dụng của gỗ

Sở hữu những ưu điểm vượt trội về đặc tính của gỗ, nên loại gỗ này thường là lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất cao cấp như: bàn ghế, tủ quần áo, giường ngủ, kệ sách, bàn làm việc, tủ để đồ phòng làm việc… Hay làm nhà, cửa gỗ, cầu thang.

Do màu sắc bắt mắt cùng với mùi hương dễ chịu nên loại gỗ này còn được sử dụng làm: vòng gỗ phong thủy, các đồ trang trí cao cấp như lục bình, chum tài lộc,…

Ngoài ra, các bộ phận khác của cây còn được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác. Hoa và vỏ cây của một số loại sến được dùng làm tinh dầu, dầu ăn hay thuốc chữa các bệnh ngoài da. Người ta cún sử dụng vỏ cây để làm chậm sự lên men của đường thốt nốt.

Các sản phẩm làm từ gỗ sến

Cầu thang
Cầu thang
Nhà gỗ
Nhà gỗ
Gỗ sến - 1 trong 4 loại gỗ trong "bộ tứ thiết" của Việt Nam
Vòng tay

Kết luận

Qua bài viết này, có thể dễ dàng thấy được. Gỗ sến là một loại gỗ có ưu điểm vượt trội về chất lượng gỗ. Thân gỗ cứng, chắc và có trọng lượng lớn. Mặc dù điều nay gây nên khó khăn trong việc vận chuyển cũng như là gia công. Nhưng các sản phẩm được làm từ loại gỗ này sẽ có khả năng chống mối mọt rất tốt và có thể chịu đựng được các tác động mạnh. Giúp cho các sản phẩm bền bỉ với thời gian. Đây cũng chính là lý do vì sao loại gỗ này nằm trong “bộ tứ thiết” của Việt Nam. Cùng với màu sắc bắt mắt và vân gỗ rõ nét tạo nên phong cách thiết kế sang trọng, hiện đại. Các sản phẩm gỗ sến luôn được lòng các dân chơi gỗ cả về chất lượng lẫn hình thức.

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về gỗ sến qua bài viết này. Hãy đón đọc các bài viết khác của Thư Viện Gỗ để có thêm nhiều kiến thức về các loại gỗ khác.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ