Cây xoan nhừ

Gỗ Xoan nhừ – Đặc điểm và công dụng của gỗ

Ngày đăng: 14/12/2022 lúc 08:48

Gỗ Xoan nhừ là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Cây xoan nhừ

Cây xoan nhừ

Gỗ Xoan nhừ là gỗ gì?

Xoan nhừ hay còn được gọi là: Lát xoan; Xoan trà; Xuyên cóc; Sơn cóc; Giâu gia xoan to; Mjừ (Tày)

Tên khoa học: Spondias axillaris Roxb. Đây là một loài thực vật có hoa nằm trong họ Đào lộn hột. (Anacardiaceae)

Đặc điểm về gỗ Xoan nhừ

Gỗ Xoan nhừ có chất lượng hay không? Xoan nhừ thuộc nhóm gỗ mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

– Đây là cây gỗ lớn, thường rụng lá trong mùa khô; tán hình ô rộng, cao chừng 15 đến 25 m,, mặc dù ở những nơi mát hơn trong phạm vi của nó, nó có thể nhỏ hơn đáng kể; đường kính thân khoảng 50-60cm hoặc hơn. Cây được khai thác từ tự nhiên để lấy quả, lá và hoa ăn được, được tiêu thụ tại địa phương. Đôi khi nó cũng được trồng trong vườn nhà để lấy quả.

– Thân cây thẳng, vỏ rất dày, có màu nâu xám hoặc nâu hồng; trông giống như lát hoa;  thường bị nứt dọc và bong thành mảnh, thịt vỏ màu hồng dày 2 cm, có nhựa màu xám. Cành non màu nâu đen hoặc nâu tím với khá nhiều bì khổng màu nâu nhạt.

–  Lá kép lông chim lẻ 1 lần; mọc cách hay so le, dài chừng 20- 30cm, với từ 7-14 lá chét. Lá chét thường mọc đối, dài từ 5-10 cm, rộng 2-4cm, mép nguyên, hình trứng, hình mác hoặc là bầu dục.

– Hoa tạp tính, khác gốc. Hoa đực và hoa giả lưỡng tính màu tím hồng nhạt, mọc thành chùy gồm nhiều tán tụ, chùy hoa dài 4-12cm, hoa cái mọc đơn độc ở nách lá phía trên.

– Quả nạc hình trứng hay hình cầu, giống quả nhót dài tầm 2-3 cm, rộng 1-1,5 cm. Khi quả chín màu vàng nâu, có thịt ăn được, vỏ bóng. Hạt cứng có 5 lỗ ở trên đỉnh, thường mang từ 2-4 phôi hữu thụ.

Cây xoan nhừ

Cây xoan nhừ

Phân bố

Tại Việt Nam, ta bắt gặp loại cây này khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên, thường gặp nhiều ở: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Ninh Bình, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum …Loài phân bố trong các quần hệ thứ sinh nửa rậm, luôn luôn ở giới hạn của rừng thưa và trên nền đất ít sâu từ Nghệ An tới Lâm Ðồng, Ðồng Nai, Vũng Tàu…

Trên thế giới, Xoan nhừ phân bố nhiều ở các nước Nam Á như: Ấn Độ, Nepal, hay các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Lào, Malaysia, Campuchia; một số tỉnh vùng Nam Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây.

Thu hái và chế biến

  • Tại nước ta, người ta khai thác xoan nhừ chủ yếu lấy gỗ làm đồ dùng.
  • Vỏ và quả cây được khai thác làm thuốc chữa bỏng.
  • Dùng tươi hay khô đều được.
  • Tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây và lá để chế gôm nhựa quả dùng để ăn và lên men rượu, vỏ hạt làm nguyên liêu chế than hoạt tính, sợi vỏ thân dùng để bện thừng, chạc.

3. Bộ phận dùng

Dùng vỏ, thân và quả xoan nhừ.

4. Thành phần hóa học

  • Trong vỏ thân lá có khoảng 13-14% gôm nhựa. Ngoài ra còn có tanin.
  • Vỏ thân xoan nhừ thấy có 37,1% tanin pyrogalic, 5,4% flavon, 0,6% quirion, và 14% chất polyme thiên nhiên.

Đặc tính của Gỗ Xoan Nhừ

Xoan Nhừ có một số đặc tính quen thuộc hơn như sau:

  • Cây cho gỗ màu vàng hay hồng nhạt, có vân thẳng đẹp.
  • Kết cấu gỗ thô mềm, nhẹ, dễ gia công; tuy nhiên không bền với mối mọt.
  • Kết cấu: Kết cấu là vừa phải thô và đồng đều.
  • Độ bền tự nhiên: Gỗ không bền. Dác gỗ dễ bị bệnh Lyctus. Tâm gỗ rất dễ bị ố xanh, mối mọt và sâu đục thân biển tấn công.
  • Khả năng xử lý với các chất ngâm tẩm: Tâm gỗ có tính chất thất thường đối với việc xử lý chất bảo quản, nhưng dác gỗ dễ dàng hấp thụ và giữ lại chất bảo quản.
  • Gỗ là loại gỗ cứng nhẹ với mật độ khô 495-980 kg / m 3 và mật độ trung bình 705 kg / m 3
  • Gỗ dễ cưa, dễ gia công
Cây xoan nhừ

Cây xoan nhừ

Công dụng

Nhờ những đặc tính trên, Xoan Nhừ được chú ý nhiều hơn trong thị trường đồ gỗ. Trong sản xuất nội thất, gỗ Xoan Nhừ có nhiều ứng dụng rộng rãi. Dòng gỗ này được dùng để đóng Bộ bàn ghế Sofa phòng khách, giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm, tủ giày dép,…

Do có vân đẹp nên gần đây loại gỗ này còn được sử dụng làm bát đũa và các đồ mỹ nghệ mang lại giá trị cao..Gỗ Xoan nhừ là loại gỗ cứng, nhẹ, dễ gia công nhưng lại không bền khi tiếp xúc với mặt đất và điều kiện ngoài trời.

Ngoài ra, khi quả chín có vị chua hơi ngọt, thơm mùi xoài, ăn được; nhờ vậy, thịt quả được chế biến thành loại mứt nổi tiếng ở Nepal và được người dân rất ưa chuộng. Ở nhiều vùng, loài cây này có thể được trồng làm cảnh trong vườn, hay trong công viên; các dự án cây xanh cảnh quan….

Gỗ Xoan nhừ thuộc nhóm gỗ mấy?

Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Xoan nhừ thuộc GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.

Giá gỗ Xoan nhừ

Gỗ Xoan nhừ được biết đến là loại gỗ ít bền hơn và có giá trị kinh tế thấp hơn. Hiện nay tại Việt Nam, cây Xoan Nhừ đang trở nên gần gũi hơn với người dùng. Các bạn có thể tham khảo mức giá quen thuộc sau; đây là mức giá rất phổ biến với loại gỗ nhóm VI: khoảng 1.600.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m); khoảng 2.000.000 VNĐ/m3 với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.

Giá này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng và độ khan hiếm của thị trường.

Lời kết

Bên cạnh Gỗ Xoan đào, Xoan mộc thì Gỗ Xoan nhừ là loại gỗ tự nhiên được nhiều người quan tâm. Gỗ Xoan nhừ được khai thác từ cây Xoan nhừ;vì vậy khi muốn mua sản phẩm của gỗ Xoan nhừ cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Xoan nhừ được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Xoan nhừ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ