làng mộc Kim Bồng

Tìm hiểu làng mộc Kim Bồng – Hội An

Ngày đăng: 31/12/2021 lúc 22:29

Khi nhắc đến Hội An – Quảng Nam, người ta thường nghĩ ngay đến phố cổ; chùa Cầu; sông Hoài hay hội quán. Nơi đây cũng có một văn hóa các làng nghề mộc trải dài theo lịch sử; trong đó phải kể đến làng mộc Kim Bồng. Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng mộc Kim Bồng đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong việc gìn giữ và phát triển nghề truyền thống. Cùng tìm hiểu nét đặc sắc của làng nhé!

Giới thiệu về làng mộc Kim Bồng

Vị trí địa lý

Làng Mộc Kim Bồng toạ lạc ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển; thuộc xã Cẩm Kim – Hội An – Quảng Nam. Đó cũng là điều kiện thuận lợi trong việc thông thương hàng hóa bằng đường thủy. Là một trong những làng nghề nổi tiếng của Hội An; ghi dấu nhiều công trình nghệ thuật và những giá trị văn hoá đặc sắc còn lưu lại đến ngay nay; đó là điều hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế ghé tới thăm.

Lịch sử hình thành

Làng mộc Kim Bồng bắt đầu tập trung vào nghề mộc từ thế kỷ XVI; và trải qua nhiều giai đoạn phát triển mạnh mẽ theo nhịp giao thương tấp nập của cảng thị Hội An. Đến thế kỷ XVIII; làng đã hình thành nên 3 nhóm nghề rõ rệt là: nghề mộc xây dựng; nghề mộc đóng thuyền và nghề mộc dân dụng. Ngoài ra; nghề nề đắp vẽ; chạm trổ linh vật cũng góp phần đưa tên tuổi của làng vang xa khắp mọi miền. 

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nghề mộc kim Bồng vẫn tồn tại; phát triển và giữ được nét văn hóa. Chính vì vậy; nghề mộc Kim Bồng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.

Nếu trước kia nếu người ta muốn đến với làng mộc phải thông qua tàu thuyền thì nay đã thuận tiện hơn vì đã có cầu bắc qua sông; nhờ đó việc vận chuyển đồ gỗ cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt; các dịch vụ tham quan du lịch làng nghề Kim Bồng cũng phát triển. Giúp nghề mộc càng nổi tiếng hơn.

Giới thiệu về sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng (còn gọi là Kim Bồng Châu) là một làng thủ công truyền thống; ở rất gần với phố cổ Hội nổi tiếng với nhiều sản phẩm đồ gia dụng, thuyền và dựng đền chùa.

Kim Bồng Đông đóng tàu thuyền; Kim Bồng Tây chạm khắc gỗ để cho ra những sản phẩm còn tồn tại qua nhiều thập kỷ; mà trong đó khu phố cổ Hội An là một trong những minh chứng của một thời kỳ hưng thịnh cũng như sự tài hoa tài tình của những người thợ làng mộc Kim Bồng.

Các sản phẩm chủ đạo tại đây gồm có: bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng, chim công múa; các Đức Thánh và cả những vật dụng trong gia đình như bàn; ghế; tủ thờ và những tích cá hóa rồng; lý ngư vọng nguyệt; tam dương khai thái; ngũ phước lâm môn…được thể hiện qua các kỹ thuật chạm nổi; chạm lộng; chạm thủng. Sự giao duyên giữa thơ và họa bằng nghệ thuật khảm xà cừ; khảm ốc trên những câu liễn treo ở cột; những bức hoành phi treo ở giữa nhà. 

Không chỉ vậy, các nghệ nhân ở đây còn có kinh nghiệm xây dựng hội quán; chùa chiền; đình làng; nhà thờ; nội ngoại thất hay “tất tần tật” những gì liên quan đến đồ gỗ. 

Vốn nằm trên địa thế sông nước; thuận lợi cho việc vận chuyển bè gỗ; đóng tàu; hạ thủy; làng Kim Bồng còn đưa các sản phẩm của mình theo thuyền buôn đến nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà cho đến bây giờ; các sản phẩm mộc của làng Kim Bồng vẫn được thương gia trong và ngoài nước tìm đến đặt hàng.

Quy trình hoàn thiện sản phẩm

Để tạo ra một thành phẩm hoàn chỉnh; phải đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp khác nhau. Người làm nghề làng mộc Kim Bồng người thì tạo phần xác; người khắc họa phần hồn để mỗi sản phẩm hoàn thành không chỉ có tính hữu dụng mà còn phải tinh tế; đẹp mắt và có giá vị văn hóa.

Bên cạnh đó là sự đóng góp của các nghệ nhân; một đôi tay tài hoa; đầy nghệ thuật; cần mẫn khoan khoan đục đục để cố gắng trau chuốt cho sản phẩm trở nên tinh xảo; có giá vị văn hóa hơn.

Nét độc đáo làng mộc Kim Bồng

Khi mới bước chân vào làng nghề mộc Kim Bồng; điều khiến du khách ấn tượng đầu tiên chính là tiếng đục; cốc cốc; keng keng đặc trưng của nghề mộc. Đây cũng là âm thanh quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây. 

Ngoài ra, các sản phẩm gỗ của làng mộc Kim Bồng còn có chất liệu vô cùng bền bỉ với màu nâu óng ả đặc trưng; tạo nên những mảnh gỗ với các góc màu khác nhau lúc thì tạo cảm giác sang trọng; có lúc lại mộc mạc vô cùng. Chính nhờ các kỹ thuật chạm nổi; chạm lộng; chạm thủng từ bàn tay nhuần nhuyễn; khéo léo; những người nghệ nhân đã tạo ra một thế giới đồ gỗ đầy tự nhiên và mê hoặc.

Hội An mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo; là nguồn cảm hứng của người dân làng Mộc Kim Bồng xa xưa. Từ những hình ảnh quen thuộc; gần gũi với cuộc sống con người như: Con trâu; người nông dân; cây tre; con đò hay cả những đồ vật dụng dùng trong sinh hoạt gia đình. Những họa tiết, hoa văn được chạm trổ lên mỗi sản phẩm đều phản ánh được nét văn hóa đặc trưng của con người Hội An. Điều này không chỉ tạo ra sự độc đáo cho các sản phẩm đến từ làng mộc Kim Bồng; mà còn khiến du khách vô cùng tò mò, hứng thú.

Một số tác phẩm nổi tiếng

Không chỉ cung cấp các mặt hàng gỗ trang trí; dân dụng mà làng mộc còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các nghệ nhân đóng tàu; thuyền với tải trọng lên đến 20 tấn; chiếc đinh hương chạm khắc 1000 con rồng bằng hình ảnh cây tre hóa đã được triển lãm nhân dịp 1000 năm Thăng Long tại Hà Nội, chùa Cầu Hội An được chuyển thể nguyên trạng. Tất cả đều được đúc bởi đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của người dân Kim Bồng mà không thể lẫn với làng nghề truyền thống nào khác.

Lời kết

Một làng mộc Kim Bồng có nền văn hóa đặc sắc yên bình và êm ả vẫn tồn tại bao đời nay. Nếu có thời gian, đi dạo một vòng khắp phố cổ, bạn sẽ thấy được dấu vết của một làng nghề đã từng phát triển rất thịnh vượng, nghề mộc Kim Bồng. Hy vọng một vài thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về làng nghề truyền thống nói chung cũng như làng nghề mộc Kim Bồng nói riêng. Hãy cùng lưu giữ và phát huy truyền thống nét đẹp văn hóa này nhé!

Chủ đề: Làng nghề gỗ