Độc đáo làng nghề sơn mài Cát Đằng
Làng nghề sơn mài Cát Đằng được mệnh dành là làng nghề truyền thống với nhiều tác phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc. Vậy làng nghề này có điểm gì độc đáo mà lại được ưa chuộng như vậy? Hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Đôi nét về làng nghề sơn mài Cát Đằng
Ngôi làng với hơn 600 năm lịch sử; Cát Đằng đã đồng hành cùng sự thay đổi của đất nước qua từng giai đoạn. Làng Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến, quận Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Trước đây, làng có tên gọi là “Nghề thủ công mỹ nghệ Sơn mài” chủ yếu xuất hiện từ khi thành lập HTX Sơn mài Cát Đằng và kéo dài đến ngày nay. Tuy nhiên, tên gọi quen thuộc nhất của mọi người dành cho ngôi làng truyền thống nàu là “Nghề sơn mài Cát Đằng”.
Theo sử sách ghi lại, nghề sơn mài do 2 ông: Ngô Dũng và Đinh Ba (từng làm cho quan trong triều thời vua Đinh) tới làng ở; và truyền dạy nghề cho trai tráng vào khoảng thế kỷ 11. Vì lý do này, mà ngày giỗ ông Tổ nghề được tổ chức linh đình vào rằm tháng Giêng hàng năm.
Trải qua bao thăng trầm; các nghệ nhân của ngôi làng Cát Đằng này vẫn gìn giữ được nét đẹp của cha ông để lại; và phát triển nghề truyền thống của làng ngày một lớn mạnh hơn nữa; được nhiều khách hàng ở xa biết đến hơn. Và đặc biệt là đưa danh tiếng của một làng nghề truyền thống Việt đến với thế giới.
Những công đoạn để tạo ra sản phẩm
Sơn mài có thể thực hiện được trên nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ mỡ (vàng tâm, dổi, de, mít….), gỗ dán, giấy nện… Sản phẩm có hai nhánh là sơn mài truyền thống và sơn dầu (sơn quang dầu). Nhưng dù là nhánh nào thì công đoạn pha chế sơn cũng có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến tác phẩm hoàn thiện cuối cùng.
Lựa chọn nguyên liệu
Để làm ra một tác phẩm sơn mài; thì khâu chọn chất liệu đóng vai trò quan trọng nhất. Chất liệu chính của sơn mài truyền thống là nhựa cây sơn (sơn ta), được trồng nhiều trên những triền đồi vùng trung du Bắc bộ. Tiếp đến, loại nguyên liệu không thể thiếu đó chính là: vàng quỳ và bạc quỳ. Và cuối cùng là bột màu, các loại son được nhập từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Ngoài ra, còn cần sử dụng cả đến: đất sét, vải, giấy, các loại dầu như dầu trẩu, nhựa thông…
Pha chế nước sơn
Loại sơn được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay vẫn là sơn ta. Và công đoạn quyết định đến sự thành bại của sản phẩm chính là pha chế sơn ta. Từ trước đến nay, đây là công đoạn đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và quan trọng nhất là có kinh nghiệm. Bởi từ những khâu đầu tiên là một thùng sơn sống chế biến thành các loại sơn khác nhau phục vụ từng công đoạn khác nhau như: sơn sống, sơn hom (sơn bọc), sơn thí (sơn lót), sơn cánh gián; hay đến khâu thử sơn chín cũng đòi hỏi người thợ phải có những bí quyết tinh hoa của nghề.
Quy trình để làm ra một sản phẩm hoàn thiện
Giai đoạn 1
Đầu tiên, để tạo hình sản phẩm các loại như tranh, bình phong, hộp, khay, đĩa, lọ, bàn cờ…; người thợ sẽ bắt đầu từ khâu cắt mộc (gỗ cây, gỗ dán). Không giống với nghề mộc thông thường; đồ mộc để sơn mài lại khác hẳn, tuyệt đối không được đóng đinh mà chỉ dùng mộng mạng gắn bằng sơn ta trộn với mùn cưa. Chính vì thế, yêu cầu người thợ cần có kỹ thuật phải chính xác đến từng milimet; cho vừa khớp với các bộ phận khác.
Giai đoạn 2
Tiếp đến là bào nạo, đánh giấy ráp nhẵn nhụi chuyển sang bộ phận làm “vóc”. Công đoạn đầu tiên là dùng “thét tóc” (loại chổi tết bằng tóc) quét sơn sống lên bề mặt sản phẩm. Tiếp đến sẽ sử dụng vải màn thưa phủ lên rồi lại dùng sơn sống quét một lớp nữa; lấy mùn cưa “rây” đều lên trên lớp sơn mới; dùng lá mít “lài” (xoa) nhẹ, đều cho phẳng bề mặt rồi để khô (khoảng 3 ngày).
Giai đoạn 3
Sau khi sản phẩm đã khô lại; sử dụng sơn sống trộn đất sét đã phơi khô, tán nhỏ quét đều, rắc mùn cưa để khô rồi dùng đá mài với nước. Thông thường; đá mài là loại đá cuội lấy ở dưới suối, người làm nghề thường gọi là “đá màu”. Khi đã mài nhẵn với nước lại dùng “mo” (cưa từ sừng trâu) phủ lên bề mặt sản phẩm lớp sơn sống trộn đất sét; để khô rồi lại quét sao cho sản phẩm được phủ từ 2-3 lớp rồi để khô hẳn, đem mài với nước bằng đá cho thật nhẵn.
Giai đoạn 4
Khi sản phẩm đã mài xong; người thợ mới dùng sơn thí quét đều, để khô khoảng 2-3 lớp rồi lại mài tiếp cho nhẵn. Đến đây công đoạn làm vóc mới hoàn thành và người thợ bắt đầu vẽ (bằng hỗn hợp màu pha với sơn) các chi tiết. Vẽ xong mới đến công đoạn khảm/gắn lên sản phẩm các loại vật liệu trang trí như: vỏ trai, vỏ trứng, thếp bạc…; để khô sơn rồi dùng sơn cánh gián phủ lên bề mặt bức tranh một lớp nữa. Lúc này toàn bộ bề mặt sản phẩm chỉ có màu đen; phải hong thật khô (khoảng 3 ngày) rồi lại đem mài với nước.
Để những chi tiết, đường nét của sản phẩm mới dần dần lộ ra; và nổi lên với đặc trưng màu trầm nhưng sâu; người thợ sẽ cần phải mài lại rất nhiều lần. Những sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ; đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ trong từng hoa văn, họa tiết thì thời gian hoàn thiện có thể lên tới một tháng.
Sản phẩm chính của làng nghề Cát Đằng
Các sản phẩm của làng nghề sơn mài Cát Đằng được chia làm 3 dòng sản phẩm chính là:
- Sơn mài truyền thống như: tranh, ảnh, đồ lưu niệm,…
- Sơn dầu bao gồm: tranh, bình phong (4 tấm), hộp, khay, đĩa, lọ, bàn cờ, các loại đồ thờ,…
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa chắp.
Những năm gần đây, để phù hợp với xu hướng thị trường; thì ngoài những sản phẩm truyền thống là bát, âu, khay, lọ,…; những thợ làng nghề Cát Đằng đã quyết định đưa nghệ thuật sơn mài vào một số các sản phẩm mới như: thìa, dĩa với chất liệu từ gỗ; Hay các loại sản phẩm: lộc bình sơn khảm vỏ trứng, vẽ hoa văn trên các sản phẩm gốm, thay đổi kiểu sơn cho các sản phẩm sơn mài truyền thống…
Lý do vì sao các sản phẩm của làng nghề sơn mái Cát Đằng lại được yêu thích?
Nhờ việc nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng; và tinh thần ham học hỏi; ngoài nguồn nguyên liệu chính nữa là sơn truyền thống; làng Cát Đằng đã có sự thay đổi về các loại sơn đa dạng như: sơn hạt điều, sơn Nhật, sơn PU…. Cùng với sự góp mặt của các loại máy móc nên rất nhiều công đoạn thủ công trước đây đã được thực hiện bằng máy; giúp làng nghề có thể sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, giá thành hạ mà chất lượng vẫn được đảm bảo, thu hút được nhiều khách hàng và chủ yếu để xuất khẩu.
Không chỉ được biết đến là làng nghề có sản phẩm chất lượng tốt nhất; nguyên liệu độc đáo; mẫu mã đa dạng và mang tính nghệ thuật cao. Các sản phẩm sơn mài của làng nghề Cát Đằng còn được khách hàng đánh giá là có nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trong từng sản phẩm. Mỗi thành phẩm đòi hỏi người thợ phải rất kỳ công và có độ chính xác, tinh xảo trong tất cả mọi khâu phải tiệm cận đến mức hoàn hảo nên để hoàn thành một sản phẩm.
Nhưng có lẽ nhờ vậy mà đến giờ; các sản phẩm sơn mài của ngôi làng truền thống này vẫn chiếm trọn niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt, các sản phẩm sơn mài truyền thống còn có độ bền và giá trị sử dụng đến hàng trăm năm.
Lời kết
Mỗi sản phẩm của làng nghề sơn mài Cát Đằng đều được người thợ chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết hay từng công đoạn. Mỗi thành phẩm chính là sự khẳng định sự tài hoa, khéo léo của nghệ nhân Cát Đằng. Nhờ đó, những người con của Cát Đằng đã thành công trong việc gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của cha ông.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về làng nghề sơn mài Cát Đằng; cũng như là các sản phẩm của ngôi làng truyền thống này. Cảm ơn bạn theo dõi!