Gỗ cẩm - Cách nhận biết các loại gỗ cẩm

Gỗ cẩm – Cách nhận biết các loại gỗ cẩm

Đăng ngày: 18/07/2021 - Cập nhật: 09/03/2023

Gỗ cẩm là loại gỗ rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Mỗi loại gỗ sẽ có một đặc trưng riêng. Nếu bạn đang muốn chọn các sản phẩm từ loại gỗ này. Hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi để có thể lựa chọn được các sản phẩm có chất lượng gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Gỗ cẩm - Cách nhận biết các loại gỗ cẩm

Thông tin về gỗ cẩm

Gỗ cẩm hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường gỗ Việt Nam. Loại gỗ này tuy có nhiều loại, được phân loại theo đặc tính và nơi phân bố. Nhưng hầu hết, tất cả các loại cẩm đều có chung những ưu điểm như: đặc tính gỗ bền và chắc, thớ gỗ mịn, vân gỗ đẹp và có màu sắc bắt mắt. Điểm đặc biệt của gỗ là thời gian sử dụng càng lâu, gỗ càng sáng bóng và rất bền bỉ.

Loại gỗ này thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Đây là loại gỗ có chất lượng tốt và rất quý hiếm. Các sản phẩm được làm từ loại gỗ này rất đa dạng. Từ nội thất phòng ngủ, nội thất phòng khách hay các đồ thủ công mỹ nghệ dùng để trang trí.

Đặc điểm và cách nhận biết từng loại gỗ

Hiện nay, trên thị trường có các loại gỗ như: cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ và cẩm sừng, cẩm nghệ, cẩm Nam Phi… Cách phân loại này dựa trên đặc điểm, màu sắc và mùi hương của từng loại gỗ. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của từng loại để có thể biết được ưu, nhược điểm của mỗi loại nhé!

Gỗ cẩm lai

Hay còn được gọi là trắc lai. Loại gỗ này xuất hiện nhiều ở một số tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum hay một số tỉnh như: Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai và các nước khác như: Lào, Campuchia. Cẩm lai thuộc họ đậu, cây non thường phát triển chậm.

Cây ưa sáng, những nơi cây sinh trưởng là ở những nơi đất bằng phẳng hay đất ẩm ven sông suối, feralit xám trên cát kết, đất phù sa cổ có tầng dày và có chung đặc điểm là đất phải thoát nước tốt.

Thân gỗ có kích thước lớn, chiều cao từ 20-25cm, đường kính từ 40-60cm. Vỏ cây có màu xám tro và thường không bị nứt dọc thân. Cây có tán xòe rộng, hơi trùm xuống. Lá cây thuộc loại lá kép lông chim. Hoa có màu lam nhạt, phát triển ở đầu cành, hoa nhỏ. Quả gần giống quả đậu, hình dẹt, những phần có hạt sẽ hơi phồng lên.

Đặc điểm

Thớ gỗ mịn, thân gỗ rất cứng và chắc. Gỗ có màu nâu đỏ, vân gỗ có đen. Loại gỗ này có khả năng chống mối mọt rất tốt và bền bỉ với thời gian. Các sản phẩm làm từ loại gỗ này đều có phong cách rất đặc biệt và lạ mắt. Do dác gỗ có màu trắng ngà điểm lên rất nổi bật.

Gỗ cẩm - Cách nhận biết các loại gỗ cẩm

Ứng dụng

Đây là loại gỗ quý nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này đều là những sản phẩm đồ nội thất hay đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Một số sản phẩm làm từ cẩm lai như: bàn ghế, tủ quần áo, kệ tivi, giường ngủ; các sản phẩm để trang trí phòng khách, phòng làm việc…

Gỗ cẩm thị

Có thể bắt gặp loại gỗ này ở các quốc gia như: Ấn Độ, Úc Châu, đảo Celebes hay một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia,… Ở Việt Nam, chúng phân bố ở: Khánh Hòa, Phan Rang, Tây Nguyên… Đặc biệt, gỗ được trồng ở Cam Ranh, được đánh giá cao nhất về chất lượng gỗ.

Chiều cao của cây từ 12 – 18m. Vỏ cây màu đen, sần sùi. Thân gỗ cong và có nhiều cành, nhánh phát triển theo nhiều hướng khác nhau thường rủ xuống. Lá của cây là lá đơn, màu xanh lục đậm, dày, bề mặt nhẵn mịn. Là loại hoa đơn tính, thường mọc ở nách lá hoặc đầu cành, không có cuống. Hoa đực mọc theo cụm gồm 3-7 hoa, còn hoa cái hầu như mọc đơn lẻ. Quả có màu vàng, mọng, có lông tơ mềm chứa hạt màu nâu bóng và dẹt.

Các loại phổ biến hiện nay là: cẩm thị xanh, cẩm thị tím hay cẩm thị đen.

Đặc điểm

Thân gỗ rất cứng và chắc, khat năng chống mối mọt tốt, không hay bị nứt nẻ. Gỗ có màu trắng ngà kết hợp với vân màu đen xem tạo nên phong cách tương phản rất đặc biệt. Vân gỗ có nhiều hình dạng đặc sắc, khi thì là những đường vân dài, khi thì lại ngắt đoạn giống hình lông báo.

Có rất nhiều người thường nhầm lẫn loại gỗ này với mun báo. Tuy nhiên, loại gỗ này có mà sắc và đường vẫn gỗ đẹp, bắt mắt hơn. Bạn có thể tham khảo thông tin về gỗ mun tại bài viết này.

Do cây sinh trưởng chậm và có chất lượng gỗ tốt khi càng có tuổi đời cao. Do nhu cầu sử dụng nhiều, nên hiện tại số lượng gỗ đã gần cạn kiết. Hiện nay loại gỗ này đã trở nên cực kỳ quý hiếm.

Xem thêm: Cẩm thị vua của các loại gỗ cẩm

Ứng dụng

Nhờ những ưu điểm vượt trội về chất gỗ và màu sắc bắt mắt nên loại gỗ này là lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất cao cấp như: bàn ghế, tủ kệ, sập, bàn thờ…; các đồ thủ công mỹ nghệ như: lục bình, bình phú quý… và các sản phẩm điêu khắc.

Gỗ cẩm chỉ

Đặc điểm

Loại gỗ này vẫn sở hữu những ưu điểm vượt trội của gỗ cẩm. Thân gỗ cứng, chắc; khả năng chống lại mối mọt rất tốt và không bị nứt nẻ. Thớ gỗ mịn, đều, có mùi hương rất dễ chịu.

Gỗ nổi bật nhờ đường vân nhỏ và mảnh màu đen xen kẽ với màu vàng nâu khiến thân gỗ cùng mặt gỗ vân gỗ rất đồng đều và đẹp. Hai màu sắc này kết hợp với nhau tạo nên phong cách rất hài hòa.

Loại gỗ này cũng trở thành một trong những loại gỗ cẩm khan hiếm do số lượng gỗ đang dần cạn kiệt.

Ứng dụng

Chúng thường được sử dụng để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay tiện khảm và các sản phẩm nội thất gia đình như: bàn ghế, lục bình, tượng gỗ, gạt tàn, các đồ trang trí…

Tượng di lặc gỗ cẩm chỉ
Tượng di lặc gỗ cẩm chỉ

Gỗ cẩm sừng

Đặc điểm

Loại gỗ này có thân gỗ cứng và bền. Gỗ có màu đỏ đen, quan sát kỹ sẽ thấy được vân gỗ màu đậm hơn, rất sắc nét, đường vân gỗ khá nhiều. Màu sắc gỗ rất giống với cẩm thối nên nhiều người dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, cẩm sừng mới khai thác có mùi đặc trưng, nhưng qua một thời gian sẽ không còn mùi nữa.

Ứng dụng

Loại gỗ này thường được sử dụng để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm điêu khắc do màu sắc của gỗ kết hợp với đường vân gỗ tạo nên phong cách rất độc và lạ.

Tượng cóc gỗ cẩm sừng
Tượng cóc gỗ cẩm sừng

Gỗ cẩm nghệ

Đặc điểm

Như tên gọi của chúng, loại gỗ này có màu vàng nghệ. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ loại gỗ này không quá phổ biến. So với các loại khác, thân gỗ cũng có các ưu điểm rất cứng và bền. Vân gỗ có màu nâu nhạt, so với các loại khác kém hơn một chút.

Ứng dụng

Với vân gỗ bắt mắt của mình nên loại gỗ này thường được lựa chọn để sản xuất các đồ gỗ trang trí hay phản gỗ…

Lục bình gỗ cẩm nghệ
Lục bình gỗ cẩm nghệ

Gỗ cẩm thối

Đặc điểm

Gỗ cẩm thối xuất hiện nhiều ở Gia Lai hay Đắk Lắk. Chúng có đặc điểm gần giống gỗ cẩm sừng. Tuy nhiên, màu gỗ sáng hơn và vân gỗ có màu đen đậm hơn. So với các loại khác, chất gỗ không có độ cứng cao, có một số cây gỗ còn bị óp. Mặc dù chất lượng gỗ không tốt bằng. Nhưng thớ gỗ rất mịn cùng với vân gỗ khá bắt mắt

Gỗ tự nhiên có mùi rất thối. Đây cũng là lý do vì sao chúng lại có tên gọi như vậy. Tuy nhiên, chỉ cần xử lý kỹ gỗ sẽ không có mùi khó chịu nữa. Để nhận biết được loại gỗ này, bạn có thể để nước lên bền mặt gỗ, khoảng 3-5 phút sau sẽ ngửi thấy mùi thối.

Ứng dụng

Do mùi đặc trưng của mình nên loại gỗ này thường chỉ được sử dụng để làm bàn ghế hay một số đồ nội thất gia đình khác.

Gỗ cẩm Nam Phi

Đặc điểm

Đây là loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi. Nhưng các đặt tính của gỗ cũng gần giống với các loại gỗ cẩm Việt Nam. Thớ gỗ thô, có rất nhiều ván lớn. Tuy nhiên, vân gỗ vẫn rất đẹp và có độ bền tương đối tốt. Ưu điểm của loại gỗ này là thân gỗ có kích thước lớn. Giá thành của loại gỗ này cũng sẽ rẻ hơn so với các loại khác.

Gỗ cẩm - Cách nhận biết các loại gỗ cẩm

Ứng dụng

Vì thân gỗ có kích thước lớn nên loại gỗ này được sử dụng làm sập gỗ, lục bình, giường ngủ hay bàn ghế…

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã phân tích chi tiết từng loại gỗ cẩm để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Loại gỗ nào cũng sẽ có ưu nhược điểm riêng. Hiện nay, một số loại gỗ cẩm đã dần trở nên khan hiếm do nạn chặt phá rừng bừa bãi. Những loại gỗ khác có đặc điểm tương tự, gần giống với gỗ cẩm nhưng chất lượng và giá thành rẻ hơn. Do đó, có nhiều người vì muốn chuộc lợi đã sử dụng gỗ khác để thay thế và giả mạo gỗ cẩm.

Bạn có thể tham khảo kỹ hoặc chọn những cơ sở uy tín để chọn mua cho mình những sản phẩm có chất lượng tốt và có giá thành hợp lý nhất có thể.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ