Gỗ táu là gỗ gì? Chất lượng và đặc điểm của gỗ táu như thế nào?

Gỗ táu là gỗ gì? Chất lượng và đặc điểm của gỗ táu như thế nào?

Đăng ngày: 20/07/2021 - Cập nhật: 20/07/2021

Gỗ táu nằm trong “bộ tứ thiết” của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến các sản phẩm làm từ loại gỗ này. Vậy gỗ táu là gì? Chất lượng và đặc điểm của gỗ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Thư Viện Gỗ nhé!

Hình ảnh về cây táu
Hình ảnh về cây táu

Gỗ táu là gì?

Gỗ táu có tên khoa học là Vatica, là một chi thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Trên thế giới có khoảng 65 loài táu. Chúng ta có thể bắt gặp loại gỗ này ở khu vực đông và nam Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Loại gỗ này thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ. Ở Việt Nam, gỗ táu có các loại như: táu mật, táu núi, táu mặt quỷ, táu nước… Mỗi loại sẽ sinh trưởng ở một vùng miền khác nhau. Do đó, tính chất gỗ của mỗi loại cũng sẽ khác nhau.

Các loại gỗ táu

Gỗ táu mật: Có tên khoa học là Vatica tonkinensis A.chev, chúng còn có tên gọi khác như: táu lá ruối, táu lá nhỏ. Thân gỗ lớn, nặng và cứng. Có khả năng chống mối mọt, chống ẩm rất tốt. Gỗ lâu năm sẽ có màu nâu đậm. Loại gỗ này phân bố rải rác ở khắp cả nước, nơi tập trung nhiều nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Gỗ táu mặt quỷ: Có tên khoa học là Hopea mollissima, thuộc chi Sao. Loại gỗ này còn được gõ là: gù táu, sao mặt quỷ. Thân gỗ cứng, có trọng lượng lớn ít bị mối mọt. Tuy nhiên, thân gỗ lại dễ bị nứt nẻ. Chúng thường phát triển ở các rừng tự nhiên tại: Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Gỗ táu nước: Có tên khoa học là Vatica subglabra hay Vatica philastreana, thuộc chi Táu. Chúng còn được gọi là táu xanh, táu muối gần nhẵn. Tùy từng cây sẽ cho thân gỗ có độ cứng khác nhau. Giác gỗ có màu sáng. Loại gỗ này phân bố chủ yếu ở: Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Gỗ táu núi: Có tên khoa học là Vatica thorelii Pierre. Tuy nhiên, loại gỗ này hiện không có quá nhiều thông tin.

Trong các loại gỗ này, táu mật là loài được ưa chuộng nhất. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng và đặc điểm của gỗ táu mật nhé!

Đặc điểm sinh học của gỗ táu mật

Phân bố

Cây ưa sáng và có tốc độ sinh trưởng chậm, sống lâu năm. Cây phát triển ở những nơi đất sét pha, tầng đất dày, có nhiều mùn.

Ở Việt Nam, loại cây này phân bố rải rác ở nhiều vùng miền. Một số tỉnh tập trung nhiều táu mật là các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Cao Bằng, Phú Thọ… và các tỉnh khác như: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Tĩnh…

Đặc điểm của cây táu mật

Loại cây này có thân thẳng, to và tròn. Cây trưởng thành thường có chiều cao từ 30-35m. Vỏ của cây có màu xám. Cây càng có tuổi đời cao sẽ càng có màu đậm hơn và không còn nhẵn mịn như cây non.

Lá cây có hình bầu dục, mọc xen kẽ nhau; tùy theo nơi sinh trưởng lá sẽ có kích thước khác nhau. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, bóng; mặt dưới của lá có phủ lớp lông trắng.

Mùa hoa rơi vào tháng 5 đến tháng 8. Hoa của cây thường mọc thành từng chùm ở nách lá. Hoa có màu trắng hoặc trắng ngà. Cây ra quả vào tháng 11 đến tháng 12. Quả của cây có hình cầu, có gân mọc dọc theo thân quả, chứa hạt. Hạt có khả năng tái sinh cây.

Lá và hoa của cây
Lá và hoa của cây

Đặc điểm của gỗ táu mật

Thân gỗ rất cứng và có trọng lượng tương đối lớn. Điều này cũng gây ra không ít khó khăn trong quá trình vận chuyển. Do đó, người ta thường xẻ gỗ ra thành từng tấm có kích thước vừa phải để dễ dàng vận chuyển hay gia công gỗ.

Khi vừa khai thác xong, thân gỗ thường có màu nâu nhạt. Theo thời gian sử dụng gỗ sẽ đậm dần lên. Các sản phẩm gỗ táu lâu năm càng có màu nâu đậm và bề mặt gỗ rất bóng. Thớ gỗ mịn, vân gỗ rất sắc nét. Những điều này làm cho các sản phẩm làm từ gỗ táu có màu sắc rất bắt mắt và sang trọng. Gỗ có mùi hương tự nhiên rất thơm mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Loại gỗ này được xếp vào nhóm II nhưng chất lượng gỗ được đánh gía cao không thua kém gì một số loại gỗ của nhóm I.

Hình ảnh về gỗ táu
Hình ảnh về gỗ táu

Ứng dụng của gỗ táu mật

Với những ưu điểm vượt trội của mình, các sản phẩm làm từ loại gỗ này luôn có màu sắc rất đẹp và sang trọng. Mỗi sản phẩm đều có một phong cách thiết riêng khác nhau. Cùng với hương thơm tự nhiên của gỗ khiến cho người dùng luôn cảm thấy dễ chịu.

Từ xa xưa, loại gỗ này đã rất được ưa chuộng do chất gỗ rất cứng và bền. Ngoài ra, loại gỗ này cũng là lựa chọn hàng đầu trong xây dựng như làm nhà, làm cột nhà; các sản phẩm nội thất gia đình như: bàn ghế, sập, tủ quần áo, tủ đựng đồ… Hay sử dụng để làm bàn thờ, các đồ thờ cúng, đồ thủ công mỹ nghệ.

Hình ảnh về một số sản phẩm làm từ loại gỗ này:

Nhà gỗ
Nhà gỗ
Bộ bàn ghế
Bộ bàn ghế
Bàn thờ gỗ táu
Bàn thờ gỗ táu

Chất lượng gỗ có tốt không?

Nằm trong “bộ tứ thiết” của Việt Nam nên chắc chắn rằng, chất lượng loại gỗ này sẽ không khiến mọi người thất vọng. Với đặc tính thân gỗ cứng, chắc giúp cho gỗ có khả năng chống mối mọt rất tốt. Các cây gỗ hầu hết được khai thác khi có tuổi đời cao nên gỗ có khả năng chống ẩm cực kỳ tốt, chịu được thời tiết bên ngoài, các tác động mạnh và rất ít bị cong vênh.

Càng sử dụng lâu gỗ càng có màu nâu đậm kết hợp với đường vân gỗ sắc nét khiến cho các sản phẩm đều mang phong cách sang trọng, hiện đại mà cũng không kém phần cổ điển. Cùng với mùi hương tự nhiên của gỗ đem lại cho người dùng cảm giác thư thái, thoải mái nhất.

Loại gỗ này không thua kém gì các gỗ khác trong “bộ tứ thiết” như: gỗ đinh, gỗ lim, gỗ sến về đặc tính và màu sắc của gỗ. Do đó, bạn hoàn toàn của thể yên tâm lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay loại gỗ này đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác gỗ bừa bãi. Do đó, nếu lựa chọn loại gỗ này cho sản phẩm nội thất gia đình bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín. Hy vọng, qua bà viết này của Thư Viện Gỗ bạn đã hiểu rõ hơn chất lượng và đặc điểm của gỗ táu.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ