làng nghề mộc chợ thủ

Khám phá làng nghề mộc Chợ Thủ An Giang

Đăng ngày: 18/11/2021 - Cập nhật: 19/11/2021

Nghề mộc truyền thống tại Việt Nam có bề dày lịch sử và độ phủ khắp cả nước từ miền Bắc cho tới miền Nam. Mỗi làng nghề lại có những đặc trưng riêng của làng nghề đó. Ngày hôm nay hãy cùng thư viện gỗ khám phá làng nghề mộc Chợ Thủ ở An Giang nhé!

Lịch sử làng nghề Mộc Chợ Thủ

Đệ nhất nghề mộc và điêu khắc gỗ vùng Tây Nam Bộ là cái tên người ta mệnh danh cho làng nghề mộc Chợ Thủ. Làng nghề này vốn đã tồn tại được hơn 200 năm với những sản phẩm gỗ chạm khắc nổi tiếng với chất lượng và mẫu mã tinh tế cả trong và ngoài nước.

Theo lịch sử được ghi chép thì làng nghề mộc Chợ Thủ được xây dựng từ năm 1786; do những người Việt từ Bắc vào Nam khai hoang lập nên. Họ đem them những kinh nghiệm của mình; và sử dụng những nguyên liệu gỗ sẵn có tại địa phương để tạo ra các sản phẩm bàn; ghế gỗ để sử dụng. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Cao Lãnh, Đồng Tháp; họ di tản về khu vực An Giang. Dần dần cha truyền con nối từ đời này qua đời khác; tạo thành một làng nghề có truyền thống lâu đời bậc nhất Tây Nam Bộ.

Hiện tại, ở đình làng Chợ Thủ vẫn lưu giữ những đồ vật chạm khắc gỗ tinh xảo như bức hoành phi; các cột kèo; bao lam…có niên đại hơn 200 năm. Cũng như nhiều làng nghề khác; làng nghề mộc Chợ Thủ hằng năm tổ chức lễ cúng Lịch Đại tổ sư; Lỗ Ban tiên sư và Cửu Thiên Huyền Nữ vào 2 lần trong năm là ngày; và 13 tháng 6 và ngày 20 tháng chạp Âm lịch. Người dân nơi đây đều coi những dịp cúng này là ngày lễ lớn và tham gia rất đông đảo; nhiệt tình.

Vị trí địa lý và quy mô sản xuất làng nghề mộc Chợ Thủ

Làng nghề mộc chợ Thủ nằm ở xã Long Điền A; huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; dọc theo con đường đến chợ Thủ. Làng nghề tập trung tại 4 ấp là Long Thuận 1; Long Thuận 2; Long Định và Long Bình với tổng cộng hơn 1000 hộ gia đình; và 100 cơ sở lớn nhỏ. Khi đến đây, người ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều những cửa hàng đồ gỗ bên tỉnh lộ 942; kéo dài tới hơn 4km. Những sản phẩm tủ bàn ghế gỗ được trưng bày có kiểu dáng cực kỳ bắt mắt và họa tiết tinh tế sang trọng.

Mỗi năm; trung bình làng nghề mộc Chợ Thủ cung cấp ra thị trường hơn 50 ngàn đầu sản phẩm. Doanh thu đến đến 150 tỷ chủ yếu đến từ đồng bằng Sông Cửu Long; các thì trường khác như thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Cần Thơ… Vào những dịp lễ đặc biệt lượng tiêu thụ tăng đột biết; đến mức làng nghề không thể cung cấp đủ cho khách dù đã có chuẩn bị trước. Nhất là những dịp Tết Nguyên Đán.

Mỗi năm càng nhiều gia đình muốn tân trang nhà cửa cũng như tu sửa các công trình thờ cúng để cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn. Việc tu sửa nhà thờ tổ, đình đền cũng là để thể hiện lòng hireus thảo và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Chính vì vậy mà nhu cầu mua sắm đồ gỗ nội thất tại làng nghề mộc chợ thủ ngày càng tăng cao. Do đó, nhiều cơ sở phải chuẩn bị nguyên vật liệu từ những tháng đầu năm. Thêm vào đó các chủ cơ sở cũng phải cho lao động phải hoạt động hết công suất để kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm chủ đạo của làng nghề mộc Chợ Thủ

Một trong những lý do giúp cho sản phẩm của làng nghề mộc Chợ Thủ được nhiều người yêu thích chính là bởi chất lượng gỗ làm nên sản phẩm. Những nguyên liệu gỗ đầu vào đều phải được lựa chọn kỹ càng bởi những người thợ lành nghề. Trước tiên là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sau đó sẽ kiểm tra chi tiết từng khối gỗ. Nhờ vậy những sản phẩm của làng nghề mộc chợ Thủ nổi tiếng với độ bền rất cao. Bên cạnh đó, làng nghề vẫn giữ mức giá hợp lý cho mỗi sản phẩm. Đảm bảo chất lượng tương xứng với giá tiền nên khi khách hàng tới mua tại làng nghề đều rất yên tâm.

Điểm thú vị của làng nghề mộc Chợ thủ là những nghệ nhân thường kết hợp kinh nghiệm và thị hiếu của từng vùng mà thiết kế ra sản phẩm. Chứ không chỉ dựa trên yếu tố chủ quan cá nhân hay cá tính của mỗi nghệ nhân. Vì vậy khi tham quan những sản phẩm trưng bày ở đây, bạn có thể bắt gặp những hoa văn họa tiết đặc trưng của khắp các vùng viền trải dài từ Bắc vào Nam. Mỗi cơ sở sản xuất trong làng nghề cũng có một hoặc vài sản phẩm chủ đạo. Vừa để cạnh tranh, vừa đảm bảo tính chuyên biệt và phát triển mở rộng làng nghề.

Lý do mộc chợ Thủ được yêu thích

Mỗi sản phẩm của làng nghề mộc Chợ Thủ đều có giá trị nghệ thuật cao như: tủ thờ; tủ quần áo; bàn ghế; kệ; giường cho đến các loại ban công, cầu thang, bao lam, phù điêu… nhờ bàn tay của các nghệ nhân. Để cho ra đời một sản phẩm, người làm mộc Chợ Thủ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Họ thổi hồn vào những tấm gỗ nét văn hóa truyền thống Việt Nam, những hình ảnh ý nghĩa từ cuộc sống miền tây sông nước, hoặc điển tích điển cố sâu sắc một cách công phu và cẩn thận. Nhờ đó, mộc Chợ Thủ ngày càng nổi tiếng và khẳng định được vị thế của mình.

Từ khi thành lập đến nay, trải qua không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử, những biến động trên thị trường, mùi hương của gỗ cùng những tiếng đồ nghề máy móc phát ra từ các căn nhà trong ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng như thuở ban đầu. Dù càng ngày càng có nhiều người lựa chọn các sản phẩm gỗ công nghiệp gỗ ép để thay thế, gây khó khăn cho việc tiêu thụ, nhưng chất lượng và giá thành của các sản phẩm mộc chợ Thủ vẫn giữ nguyên tới tay người dùng.

Lời kết

Mộc Chợ Thủ nổi tiếng với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và đề tài trang trí. Hơn nữa, sản phẩm mộc Chợ Thủ có chất lượng gỗ tốt, sử dụng bền, đẹp theo thời gian nên tạo được uy tín rất cao với khách hàng. Nhiều sản phẩm của làng nghề đã tham gia các cuộc hội chợ đi khắp mọi miền đất nước.

Vừa rồi, Thư Viện Gỗ đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về làng nghề mộc chợ Thủ An Giang. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích cho mình. Và nếu có cơ hội, hãy ghé thăm làng nghề mộc chợ Thủ An Giang để khám phá nhé. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

 

Chủ đề: Làng nghề gỗ