Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm

Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm – Xuân Lộc – Đồng Nai

Ngày đăng: 30/12/2021 lúc 00:49

Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm không còn quá xa lạ với những người yêu gỗ ở các tỉnh miền Tây và một số vùng lân cận. Vậy điều gì đã khiến làng nghề này được ưa chuộng đến vậy? Cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu kỹ hơn về làng nghề này nhé!

Đôi nét về làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm

Không giống với nhiều làng nghề mộc khác có lịch sử hàng trăm năm. Làng gỗ mỹ nghệ ở Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai chỉ mới được hình thành gần đây; với những nghệ nhân hoàn toàn không phải xuất thân từ những làng mộc chuyên nghiệp; hay được đào tạo bài bản; mà họ là những nông dân khéo tay, tự mày mò tạo ra sản phẩm.

Kể về việc vào nghề của mình; ông Nguyễn Đại, chủ cơ sở mộc mỹ nghệ Đại Dương tâm sự: “Trước đây tôi đã từng đi làm rẫy; thấy những gốc cây thì gom về rồi cưa gọt thành những cái ghế, cái bàn. Dần dần thấy đẹp nên nảy sinh ý tưởng sản xuất để kinh doanh”. Ông Đại bắt đầu bước vào nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ từ năm 1986; và cơ sở mộc mỹ nghệ của ông hiện nay được xem là kỳ cựu, có tiếng ở vùng này.

Ông Đại chia sẻ: “Những người làm nghề này phải thực sự yêu thích nó; và phải có con mắt thẩm mỹ mới được. Vì, cũng là gỗ nhưng không phải đưa về là làm được ngay. Có những gốc cây tôi phải ngắm đi ngắm lại nhiều lần các thế gốc; mới có thể xử lý để có được kiểu dáng đẹp”.

Đến nay; nhìn vào sự yêu thích của khách hàng với các sản phẩm của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm; bạn có thể thấy được sự thành công của ông Đại; và những người dân có duyên với nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở đây. Và trong tương lai; những người thợ ấy sẽ còn đưa các sản phẩm của Xuân Tân vươn rộng hơn nữa.

Nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Xuân Tâm

Có lẽ cũng từ đặc điểm lựa theo thế gốc cây; nên những sản phẩm được người thợ của àng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm tạo ra trông mộc mạc, tự nhiên và muôn hình vạn trạng. Những tác phẩm nghệ thuật ở đây trông cũng thật ngộ nghĩnh; bởi chúng chủ yếu dựa vào thế tự nhiên của gốc, rễ cây để tạo ra nên chẳng có cái nào giống cái nào.

Nghề đồ gỗ mỹ nghệ có tính đặc thù riêng; không giống với nghề mộc thông thường hay nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ khối. Những người thợ tạc tượng gỗ khối có thể tạo ra hàng trăm pho tượng giống nhau được; nhưng sản phẩm ở đây lại phụ thuộc vào hình thù của mỗi gốc, rễ cây; và tự nó gần như đã là một tác phẩm.

Mỗi sản phẩm đều được thể hiện theo chủ đề riêng; và được đặt tên nghe rất kêu như: “Tích 3 vua”, “Bồ đề Đạt Ma”, “Người da đỏ săn bò rừng”, “Chú bé giữa rừng xanh”… Cũng chính vì biết khai thác các chủ đề đó; mà sản phẩm tượng của Xuân Tân được khách du lịch nước ngoài ưa thích.

Trên địa bàn xã Xuân Tâm hiện có đến hơn 20 cơ sở lớn nhỏ; sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ và nơi đây còn có cả 1 tổ hợp tác sản xuất – kinh doanh nghề này với 10 hộ tham gia. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở đây đã cung cấp cho nhiều cửa hàng trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ ở TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra; các sản phẩm của cơ sở gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm chủ yếu xuất sang thị trường: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Hàn Quốc, Indonesia và tiêu thụ nội địa. Với những giá trị mà nghề mộc mỹ nghệ đem lại, các nghệ nhân vẫn hàng ngày hăng hái, say sưa tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đặc sắc rất riêng của làng nghề Xuân Tâm.

Các sản phẩm chính của làng nghề Xuân Tâm

Đồ mộc mỹ nghệ ở Xuân Tâm hiện theo hai loại hình chính đó là:

  • Chế tác vật dụng mỹ nghệ như: bàn ghế, giường tủ, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ chè hay các sản phẩm mỹ nghệ kết hợp cùng song, mây, tre, trúc,…
  • Điêu khắc tượng mỹ nghệ gồm nhiều sản phẩm như: tượng bằng gỗ, các sản phẩm từ gốc và rễ cây, các loại tranh gỗ, tranh chạm khắc, tranh khảm trai,…

Nhưng sản phẩm chủ lực của làng nghề; tạo nên thương hiệu cho làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm chính là: các sản phẩm mỹ nghệ được điêu khắc từ những gốc cây.

Độc đáo những tác phẩm từ gốc cây dưới bàn tay tài hoa của người thợ Xuân Tâm

Từ những gốc cây to nhỏ, ngoằn ngoèo, trơ trụi, các nghệ nhân của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm đã “thổi hồn” vào đó; trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Bắt đầu bằng những gốc cây có hình dáng khác nhau; sau khi có ý tưởng, cần bàn tay tài hoa, khéo léo đục đẽo, chạm khắc; để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Mộc mỹ nghệ dựa trên hình dáng của gốc, rễ cây tự nhiên; không theo thước tấc, khuôn mẫu. Do vậy; mỗi sản phẩm đều có nét riêng, không cái nào giống cái nào.

Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là gỗ tận dụng từ gốc rễ các loại cây rừng tự nhiên có giá trị cao như: gỗ Gõ Đỏ, Cẩm Lai, Trắc, Căm Xe … được khai thác từ vườn, rẫy, nơi mà xưa kia là rừng tự nhiên. Những người làm nghề này phải thực sự yêu thích nó và phải có con mắt thẩm mỹ mới được. Vì, cũng là gỗ nhưng không phải đưa về là làm được ngay. Có những gốc cây tôi phải ngắm đi ngắm lại nhiều lần các thế gốc mới có thể xử lý để có được kiểu dáng đẹp.

Nghề mộc mỹ nghệ từ gốc và rễ cây đòi hỏi khá cao từ người theo nghề. Ngoài sự cần cù, chịu khó tìm tòi, học hỏi thì người muốn thành công nghề này phải có năng khiếu về hội họa, khéo tay để khi nhìn thấy các gốc rễ có thể hình dung ra được mình sẽ thiết kế thành sản phẩm nào cho đẹp nhất.

Lời kết

Có thể nói, Xuân Tâm, Xuân Lộc là nơi hội tụ của những người thợ giỏi nghề; không chỉ là cư dân địa phương mà còn thu hút được các thợ giỏi nghề từ miền bắc, miền trung tìm vào lập nghiệp. Từ đó; có sự học hỏi lẫn nhau, tay nghề người thợ mỹ nghệ Xuân Tâm càng thêm điêu luyện. Dùng đồ gỗ mỹ nghệ không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích sử dụng; mà ít nhiều là thú chơi nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của chủ sở hữu.

Cho đến nay; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm là địa chỉ quen thuộc về mặt hàng gỗ mỹ nghệ làm bằng gốc cây. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình một địa chỉ uy tín để tìm mua những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ độc đáo. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Làng nghề gỗ