Làng nghề mộc Kha Lâm

Làng nghề mộc Kha Lâm – Cầu nối giữa quá khứ và hiện tại

Ngày đăng: 31/12/2021 lúc 01:26

Làng nghề mộc Kha Lâm được ví như cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Lý do vì sao ngôi làng này lại được ví như vậy? Ngôi làng truyền thống này có gì đặc biệt? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời nhé!

Khám phá lịch sử của làng nghề mộc Kha Lâm

Làng nghề mộc Kha Lâm nằm ở phường Nam Sơn, quận Kiến An, TP.Hải Phòng. Ngôi làng Kha Lâm xưa, nay thuộc phường Nam Sơn quận Kiến An là một địa danh cổ nằm dưới chân núi Đẩu Sơn; nay là quần thể núi rừng Thiên Văn hùng vĩ. Làng nghề đồ mộc Kha Lâm được hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay.

Từ những năm  thập kỷ 80 thế kỷ trước; nhiều thợ mộc lành nghề của Kha Lâm đi làm ăn ở nhiều nơi đã hồi hương trở về quê lập nghiệp dựng xây hàng trăm xưởng mộc. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, phát triển sản xuất đồ mộc tràn lan; nên gỗ cây ngày càng khan hiếm. Từ đó, vài ba người rồi đến nhiều người đã tìm ra lối thích hợp; là sử dụng gỗ ôkan – gỗ nhân tạo làm ra hàng nội thất.

Trên vùng đất Kha Lâm có nhiều công trình kiến trúc; mang đậm dấu ấn của một địa danh văn hiến; đó là các ngôi đình, đền chùa với kiến trúc tinh xảo; thờ các danh nhân có công với đất nước; đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh, cấp quốc gia như: đền thờ Vua bà Chiêu Chinh công chúa đời Trần. Những ngôi chùa cổ kiến trúc đẹp tồn tại hàng trăm năm; những dấu tích từ thời xa xưa đã phần nào nói lên sự tài hoa của các bậc tiền bối đã truyền lại cho hậu thế những đôi bàn tay vàng ngày nay.

Làng nghề truyền thống này; hội tụ đầy đủ giá trị văn hóa vật thể (sản phẩm làng nghề; công trình kiến trúc di tích thờ tổ nghề); và văn hóa phi vật thể (kỹ năng, kỹ xảo nghề; lễ hội làng, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, không gian văn hóa làng).

Nghề mộc ở làng Kha Lâm

Ngày nay, nghề mộc sản xuất đồ trang trí nội thất đang là nguồn sống chính của bà con nơi đây, đây cũng là mũi nhọn kinh tế của phường Nam Sơn, quận Kiến An. Hiện tại làng nghề Kha Lâm có 1860 hộ thì có tới hơn 1200 lao động chuyên làm nghề mộc, hơn 100 cơ sở sản xuất mộc có từ 15 đến 20 lao động.

Các sản phẩm chính của làng nghề mộc Kha Lâm là: các sản phẩm đồ gỗ nội thất và các sản phẩm mỹ nghệ; được nhiều nghệ nhân điêu khắc tinh xảo đã nhận được người dân khắp nơi đặc biệt ưa chuộng. Những năm gần đây tại làng nghề mộc Kha Lâm, các hộ đã tìm được hướng đi mới trong việc đa dạng hóa các sản phẩm trong làng nghề.

Vào những năm 1990; nghề mộc ở đây rơi vào tình trạng rất khó khăn. Không lo được cuộc sống cho gia đình; nhiều thợ mộc giỏi phải đi phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ về quê hương. Với lòng yêu nghề và muốn truyền nghề cho con cháu; họ lại trở về Kha Lâm, cùng bắt tay khôi phục làng nghề.

Năm 2011; UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định thành lập hội làng nghề mộc truyền thống Kha Lâm; để tập hợp, đoàn kết các hộ sản xuất, kinh doanh nghề mộc trên địa bàn; tạo điều kiện cho các hộ liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; và phát huy, bảo tồn truyền thống làng nghề.

Ngày nay, nghề mộc sản xuất đồ trang trí nội thất đang là nguồn sống chính của bà con Kha Lâm; đây cũng là mũi nhọn kinh tế của phường Nam Sơn, quận Kiến An. Và cũng trở thành địa chỉ uy tín của rất nhiều khách hàng gần xa.

Các sản phẩm chủ lực của làng nghề mộc Kha Lâm

Nhắc tới Kha Lâm, chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu về những sản phẩm chính của làng nghề; phục vụ nhu cầu hàng ngày như:tủ chè, sập gụ,giường ngủ, bàn ghế, tủ quần áo,… Làng nghề mộc Kha Lâm còn nổi tiếng với các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệđồ thờ cúng.

Không chỉ sản xuất những vật dụng sinh hoạt hằng ngày; mà tay nghề thợ mộc làng Kha Lâm còn đạt đến độ tinh xảo, điêu luyện, thực hiện thành công nhiều công trình: đền, chùa, miếu bề thế… ở khắp mọi miền đất nước.

Điểm nổi bật của các sản phẩm làng nghề mộc Kha Lâm

Trong quy trình sản xuất từ cục gỗ xù xì, thô kệch; cho đến sản phẩm sắc nét, bóng đẹp cuối cùng; thì công đoạn chọn gỗ, pha gỗ là quan trọng nhất. Bởi pha gỗ là phải tận dụng được tối đa cục gỗ đó; sao cho phù hợp với từng sản phẩm; giống như người đầu bếp chế biến nguyên liệu đầu vào.

Để cho ra đời một sản phẩm, người thợ mộc Kha Lâm phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp; như: cưa xẻ gỗ, cắt theo quy cách sản phẩm, bào láng, lấy kích thước, vào khung từng loại, đồ mực trên gỗ, vẽ, chạm, lắp ráp, sơn, gắn khóa…

Đặc biệt, khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất chính kà pha gỗ. Muốn pha gỗ hiệu quả thì người thợ phải hình dung được sản phẩm; phác họa sản phẩm trên mặt gỗ, trên cơ sở đó sẽ có cách làm. Người thợ lành nghề phải thể hiện được cái tôi của người sáng tạo với những chi tiết, đường nét có hồn, hoa văn cân đối, sắc sảo, lạ mắt, giàu thẩm mỹ.

Dưới sự cần cù sáng tạo; tài hoa của những bàn tay vàng của người làng nghề Kha Lâm đã biến những vật liệu tưởng như bình thường làm ra sản phẩm đẹp cho cuộc sống. Từ đôi bàn tay khéo léo, chúng tôi thổi hồn của những nét văn hóa truyền thống của người Việt vào từng thớ gỗ qua những nét chạm trổ công phu, tỉ mẩn. Nhờ thế, mộc Kha Lâm ngày càng nổi tiếng và khẳng định được thương hiệu.

Lời kết

Nghề mộc ở Kha Lâm có một điểm rất ấn tượng; đó là thợ chính, thợ cả chỉ truyền đạt những kỹ thuật cơ bản nhất (kiến thức khung. Còn lại các khâu, các công đoạn thi công sản phẩm; người thợ được phát huy tối đa óc thẩm mỹ, sáng tạo; và kinh nghiệm của mình đối với từng loại sản phẩm cụ thể. Vì thế, cũng là các sản phẩm thông dụng nhiều nơi sản xuất được nhưng đồ do thợ Kha Lâm làm ra vẫn có những nét đặc trưng riêng. Không chỉ đẹp, bền bỉ với thời gian; mà còn đa dạng mẫu mã, hoa văn.

Khi đến với làng nghề mộc Kha Lâm; bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm có chất lượng gỗ tốt; sử dụng bền, đẹp theo thời gian. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình một địa chỉ mua sản phẩm đồ gỗ uy tín. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Làng nghề gỗ