Nét độc đáo làng nghề mộc Cát Sơn
Trên dải đất miền trung đầy nắng và gió; có một ngôi làng nghề từ lâu đời đã nổi tiếng với chất lượng đồ gỗ mỹ nghệ tuyệt hảo. Làng nghề truyền thống Cát Sơn; ngôi làng nhỏ nằm trong huyện Gio Linh; tỉnh Quảng Trị; từ lâu đã nổi tiếng về nghề chạm khắc trên gỗ; mang đậm chất hồn quê Việt. Cùng tìm hiểu những điều thú vị ở ngồi làng này nhé!
Nội dung chính
Đôi nét về làng nghề mộc Cát Sơn
Làng nghề mộc Cát Sơn là một trong những làng nghề truyền thống hình thành khá sớm tại Quảng Trị ghi dấu nhiều công trình nghệ thuật và những sản phẩm giàu giá trị văn hóa, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước ghé tới thăm.
Trước đây, Cư dân làng Cát Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Sau này cư dân học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi tiếng. Điểm thuận lợi chính là nguồn gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi nên cơ hội phát triển ngày càng mạnh.
Tham quan làng mộc một ngày, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về làng nghề truyền thống độc đáo này và trực tiếp tham gia những trải nghiệm thú vị; hấp dẫn. Về Cát Sơn, ai ai cũng bị cuốn hút bởi sự mải mê của những nghệ nhân bên chiếc đục, chiếc bào đang say sưa chế tác. Cùng với đó là tiếng máy cưa; tiếng máy xẻ;.… vang vọng cả một vùng đất. Từ thanh niên đến người lớn tuổi; tất cả đang chuẩn bị cho ra lò những sản phẩm mộc của làng nghề đã có một bề dày truyền thống.
Sản phẩm làng nghề mộc Cát Sơn
Sản phẩm làm ra rất phong phú đa dạng, phục vụ mọi nhu cầu của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: Hương án; bát biểu; tượng; cửa; võng; sập gụ; giường; tủ; bàn; ghế; sập gụ; đồ thờ; đồ trang trí thủ công mỹ nghệ;… Để làm ra một sản phẩm phải qua rất nhiều công đoạn: chọn gỗ; xử lý gỗ; phơi nắng; chạm khắc. Để sản phẩm chạm khắc đẹp và giữ được bền lâu, các nghệ nhân thường sử dụng những loại gỗ quý như cẩm lai; dạ hương; huỳnh đàn… là những loại gỗ mà không mối mọt nào có thể xâm phạm được. Chất liệu gỗ bền bỉ với màu nâu óng ả đặc trưng; nhìn với nhiều góc màu khác nhau lúc thì tạo cảm giác sang trọng, có lúc lại mộc mạc vô cùng.
Chính nhờ các kỹ thuật chạm lộng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm lồng, chạm chấm phá, chạm cạn, chạm sâu, nét trầm phù, chạm khảm từ bàn tay nhuần nhuyễn, khéo léo, những người nghệ nhân đã tạo ra một thế giới đồ gỗ đầy tự nhiên và mê hoặc. Đây cũng chính là lý do vì sao sản phẩm Cát Sơn lại được nhiều người yêu thích sử dụng như vậy.
Hình chạm khắc trên bề mặt sản phẩm thật phong phú, độc đáo, các nhân vật gần gũi, giản dị như: Phúc, Lộc, Thọ,… Thợ gỗ Cát Sơn luôn biết cách cải tiến mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đổi mới và sáng tạo trong sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ
Không chỉ dừng lại ở việc chế tác bằng tay, nhiều xưởng trong làng nghề đã đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất như: Máy cưa, máy xẻ gỗ hiện đại; nhiều nhà đã đầu tư lò sấy gỗ, phòng và thiết bị phun sơn. Từ chiếc bào; cưa, đục; thước; búa; kìm; phay; khối lăng trụ, mũi khoan, các loại lưỡi cắt, tạo lỗ định hình định vị, dao tiện gỗ, bánh mài, đến thiết bị làm sạch, đánh bóng…
Sự đầu tư này vừa tiết kiệm chi phí; nhân công; vừa đa dạng mẫu mã lại đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Tuy nhiên, không phải vì thế mà những sản phẩm mộc làng Cát Sơn mất đi giá trị của mình. Vẫn còn đó những hoa văn, những đường nét đục đẽo tinh xảo mà chỉ có chính đôi tay người thợ mới có thể làm ra được.
Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; giữa thủ công và máy móc; có thể thấy; làng nghề mộc Cát Sơn đã phát huy được lợi thế sẵn có để phát triển nghề thủ công truyền thống; góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Các sản phẩm tinh hoa của Cát Sơn không chỉ được khách hàng trên khắp cả nước tin cậy mà cả những khách hàng nước ngoài sẵn sàng về tận làng nghề để đặt hàng.
Bàn tay tinh tế của người thợ mộc Cát Sơn
Để tạo ra một thành phẩm hoàn chỉnh; phải đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp khác nhau. Người thì tạo phần xác, người khắc họa phần hồn để mỗi sản phẩm hoàn thành không chỉ có tính hữu dụng mà còn phải tinh tế, đẹp mắt và có giá vị văn hóa. hợ Đông Giao có sự khéo léo,
Những người thợ tại Cát Sơn với bàn tay khéo léo, thông minh với bản chất cần cù chịu khó nên qua thời gian, họ đã không ngừng sáng tạo, cải tiến mẫu mã, nâng cao tay nghề. Họ thỏa sức thổi hồn vào gỗ và tạo ra những sản phẩm tinh tế; có giá trị cao. Họ biến những vật liệu tưởng như bình thường làm ra sản phẩm đẹp cho cuộc sống. Về nơi đây, ai ai cũng bị cuốn hút bởi tác phẩm mà các nghệ nhân tạo ra từ gỗ.
Những sản phẩm do các nghệ nhân tại làng nghề mộc Cát Sơn chế tác rất được khách hàng ưa chuộng và nổi tiếng trên khắp cả nước. Lợi thế về lao động; nguyên liệu được chủ động do vậy sẽ giá thành sản phẩm sẽ rẻ và chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn. Người mua tìm đến nườm nượp, vẫn say đắm đến siêu lòng với những sản phẩm của làng nghề này.
Mua quà làng mộc cho người thân
Với một làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm như làng Cát Sơn; thì điều ý nghĩa nhất không chỉ là đến trực tiếp ngắm nghía quy trình sáng tạo của người dân mà còn là mua một vài món đồ kỷ niệm mang về làm quà.
Nếu trước đây nghề chính của làng là thủy sản; nông nghiệp thì giờ hướng tập trung chính là sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ; phù điêu; câu đối gỗ, tượng trang trí; đồ thờ cúng… Du khách đến Quảng Trị có thể chọn mua một vài thứ để làm kỷ niệm cho chuyến du lịch của mình.
Lời Kết
Nghề gỗ mỹ nghệ đã mang lại cho người dân làng nghề Cát Sơn – Quảng Trị một cuộc sống ổn định; giàu có hơn. Vì thế, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là rất quan trọng. Nếu có dịp đến du lịch Quảng Trị; bạn chớ nên bỏ lỡ cơ hội tới thăm quan làng nghề mộc chạm khắc nổi tiếng này nhé. Tại đây; bạn có thể vừa tìm hiểu và mua sắm những sản phẩm tại đây về làm quà cho chuyến đi của mình.