làng nghề mộc bình cầu

Tìm hiểu làng nghề mộc Bình Cầu

Ngày đăng: 19/11/2021 lúc 22:47

Nằm trong top 10 những làng nghề mộc truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam. Sở hữu nhiều sản phẩm được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vinh danh tại các hỗ trợ triển lãm. Đúng vậy, làng nghề chúng tôi muốn nói tới ở đây chính là làng nghề mộc Bình Cầu tại Thuận Thành Bắc Ninh. Cùng Thư Viện Gỗ khám phá ngôi làng nghề mộc nổi tiếng Bình Cầu qua bài viết dưới đây nhé.

Lịch sử làng nghề mộc Bình Cầu

Vị trí địa lý

Làng nghề mộc Bình Cầu tọa lạc tại xã Hoài Thượng; huyện Thuận Thành; tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh vốn là địa danh nổi tiếng với truyền thống nghề mộc lâu đời và vững mạnh. Thôn Bình Cầu xã Hoài Thượng chính là một trong những làng nghề mộc làm nên sự nổi tiếng này của xứ quan họ.

Lịch sử hình thành

Nghề điêu khắc gỗ tại Bình Cầu đã tồn tại được hơn 200 năm kể từ lúc bắt đầu cho đến nay. Trong làng có những người có cả một đời làm nghề mộc; thậm chí đã có những cụ trên 90 tuổi làm nghề. Họ kể lại với con cháu về truyền thống làm mộc của quê hương từ thời xa xưa. Thời phong kiến; những sản phẩm làm bằng gỗ; như đồ dùng của vua chúa, các công trình đình chùa; tượng phật; hoành phi câu đối… đều được sản xuất từ làng Bình Cầu.

Tuy không được hưng thịnh như ngày nay nhưng làng nghề vẫn luôn tồn tại cho đến những năm 1980; khủng khoảng kinh tế khiến nghề mộc bị mai một. Người dân trong làng bắt buộc phải tìm những kế sinh nhai khác để đảm bảo cuộc sống; chỉ còn lại trên dưới 3 gia đình vẫn giữ được nghề.

Sau đổi mới cải cách xã hội; đời sống nhân dân khá khẩm hơn; làng Đông Thượng bắt đầu khôi phục nghề mộc truyền thống. Các hộ dân cố gắng tìm tòi và học hỏi thêm kiến thức để mở rộng phát triển kinh doanh. Những gia đình giữ được nghề truyền thống sau khủng khoảng giờ đã có tiềm lực hơn; đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho các nghệ nhân. Nhà nước cũng ưu tiên hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi vay vốn đâu tư khác nhau. Nhờ đó, mộc Bình Cầu dần trở nên phổ biến và duy trì được chất lượng uy tín đối với thị trường.

Các sản phẩm mộc Bình Cầu nổi tiếng

Hiện tại, làng nghề mộc Bình Cầu được chia ra thành 2 phân khúc sản xuất chính. Một phân khúc là đồ gia dụng như bàn ghế; tủ đồ… các sản phẩm này thường có thiết kế đa dạng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Giá của sản phẩm cũng phụ thuộc vào độ khó của từng thiết kế. Những sản phẩm điêu khắc cầu kỳ nhiều họa tiết phức tạp thường có giá cao hơn các mẫu mã đơn giản. Giá có thể lên đến vài chục triệu đồng.

Phân khúc thứ 2 là các sản phẩm trang trí cho các công trình thờ cúng như đền đình; các sản phẩm như tranh gỗ tượng gỗ. Mặc dù những sản phẩm này có lượng khách hàng thấp hơn; nhưng làng nghề vẫn luôn chú trọng vào từng chi tiết. Vì đồ gỗ thờ cúng thường dùng trong những chốn linh thiêng. Khi làm ra sản phẩm; người thợ cần phải đặt hết cái tâm của mình vào.

Lý do đồ gỗ Bình Cầu được yêu thích

So với các làng nghề mộc truyền thống khác, sả phẩm của bình Cầu được ưa chuộng bởi chất lượng gỗ và nếp sơn đặc biệt. Nguyên liệu gỗ được các cơ sở trong làng nghề nhập từ các vùng lân cận như: Dổi, mít, sồi, sấu…đặc biệt là gỗ lim, giống gỗ nổi tiếng của Bắc Ninh. Gỗ được nhập về sẽ phải trải qua công đoạn kiểm tra kỹ càng rồi đem ngâm bùn 30 ngày sau phơi khô rồi mới sử dụng.

Nghệ nhân sẽ lên ý tưởng phác thảo hoa văn để khắc, rồi tiến hàng mài nhẵn, loại bỏ chi tiết thừa cẩn thận. Sau đó sẽ tiến hành sơn và ghép thành phẩm. Chất liệu sơn son thếp bạc trên nền gỗ lim, gỗ mít ánh lên màu nâu đỏ sang trọng. Thêm vào đó, chất liệu gỗ này cũng giúp màu sơn bám lâu hơn; theo quan niệm dân gian đây là những loại gỗ có công dụng rất tốt trong phong thủy. Vì vậy những sản phẩm được làm từ các loại gỗ này rất được khách hàng ưa chuộng

Hoa văn trên đồ gỗ Bình Cầu

Bên cạnh những mẫu hoa văn truyền thống như nho sóc, chim hạc, sen, cò, tứ linh hay các điển tích điển cố nổi tiếng đã được sử dụng lâu đời. Các nghệ nhân còn sáng tạo thêm nhiều hoa văn độc đáo mới lạ với nhiều kích thước khác nhau. Rất thu hút những đối tượng khách hàng thích sự mới mẻ trên các sản phẩm gỗ nội thất truyền thống.

Các sản phẩm như bộ tràng kỷ; tủ chè; sập gụ hoa văn được chọn thường là bộ tứ quý linh, tùng cúc trúc mai, tích tam quốc…Bộ tràng kỷ tích tam quốc vốn là một trong những sản phẩm bán rất chạy cả làng nghề mộc Bình Cầu. Âu cũng là bởi vẻ đẹp sang trọng và ý nghĩa đằng sau những họa tiết đặc biệt ý nghĩa này.

Về phần màu sơn, mặc dù công thức điều chế màu khá giống nhau nhưng mỗi gia đình; mỗi cơ sở đều có công thức riêng tạo nên đặc trưng của mỗi nhà. Người không sành chơi gỗ có thể không biết. Nhưng nếu là người trong làng thì chỉ cần nhìn nước sơn; người ta đã biết sản phẩm này của nhà nào làm ra.

Trước kia, tất cả các công đoạn sơn đều được tiến hành thủ công; giờ đây đa số các cơ sở trong làng đều có máy để rút ngắn thời gian sản xuất. Nước sơn cũng đều mịn và đẹp hơn. Ngoài các màu nâu đỏ truyền thống; khách hàng có thêm các lựa chọn như vàng sáng; nâu đen; nâu ánh vàng… Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc theo ý thích và phù hợp với không gian gia đình nhà đình.

Lời Kết

Các sản phẩm mộc Đông Thượng có những thiết kế tinh tế và chất lượng uy tín; đã và đang ngày một góp phần nâng cao thị trường gỗ truyền thống của Việt Nam. Với sự chú trọng trong phát triển các làng nghề truyền thống; cụ thể là nghề mộc; nhà nước đã trao tặng nhiều giải thưởng vinh danh cho đồ gỗ Bình Cầu. Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của Bình Cầu đã được đưa đi triển lãm để phát triển du lịch và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Cùng với sự phát triển của kinh tế; ngày càng có nhiều các sản phẩm gỗ công nghiệp ngoại nhập cạnh tranh trực tiếp. Nhưng mộc Bình Cầu vẫn luôn khẳng định được ưu thế của mình. Hy vọng; làng nghề Bình Cầu vẫn luôn giữ gìn được giá trị truyền thống lâu đời của ông cha để lại.

Vừa rồi, Thư Viện Gỗ đã giới thiệu với các bạn về làng nghề mộc Bình Cầu. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Chủ đề: Làng nghề gỗ