làng nghề mộc đông thượng

Tìm hiểu làng nghề mộc Đông Thượng

Ngày đăng: 19/11/2021 lúc 16:07

Có thể bạn chưa biết Việt Nam có một làng nghề mộc nổi tiếng trong giới du lịch khám phá. Đó chính là làng nghề mộc Đông Thượng tỉnh Bắc Giang. Người dân ở đây vô cùng tự hào về truyền thống làm mộc lâu đời của làng. Mời bạn đọc cùng khám phá làng nghề mộc Đông Thượng qua bài viết dưới đây của thư viện gỗ nhé!

Lịch sử làng nghề mộc Đông Thượng

Vị trí địa lý

Làng nghề mộc Đông Thượng tọa lạc tại xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chỉ cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 15 km; làng nghề nổi tiếng là nơi sản xuất ra những sản phẩm đồ gỗ có mẫu mã rất đẹp và chất lượng tốt trên thị trường mộ khu vực Bắc bộ.

Lịch sử hình thành

Nghề mộc tại Đông Thượng bắt đầu có từ những năm 1965. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954; những người dân sinh sống tại làng Đông Thượng không có nhiều ngành để phát triển kinh tế. Thu nhập của người dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi; cho đến khi một số gia đình trong làng bắt đầu học được nghề mộc từ bên ngoài về.

Mới đầu chỉ có một hai gia đình làm ra các sản phẩm gỗ từ tre như bộ tràng kỷ; giường; kệ;… Nhưng sự thu hút của những sản phẩm này đối với khách hàng đã giúp cho ngôi làng nhận ra tiềm năng không nhỏ của nghề mộc. Sau đó, họ bắt đầu cho con em đi ra ngoài để học nghề về và cùng nhau xây dựng phát triển Đông Thượng thành một làng nghề nổi tiếng như ngày hôm nay.

Nhờ có nghề mộc người dân nơi đây bắt đầu có kinh tế hơn. Họ cùng nhau hợp tác kinh doanh và đưa sản phẩm mộc của Đông Thượng ra những thị trường ở thành phố lớn. Làng nghề mộc Đông Thượng cũng được Đảng và chính quyền nhà nước hỗ trợ phát triển bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhờ đó bà con có thể nâng cao trình bộ tay nghề. Đồng thời kết hợp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất để đảm bảo đầu ra cho bà con. Nếu có nhu cầu mở rộng nhà xưởng; nhà nước cũng sẽ hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi. Giúp đỡ người dân tối đa trong những công việc phát triển làng nghề.

Hằng năm, làng nghề mộc Đông Thượng đều mở lễ lớn để thờ cúng tổ nghề; du khách có thể đến tham quan và tham gia vào lễ hội cùng bà con trong ngôi làng.

Quy mô làng nghề mộc Đông Thượng

Với thu nhập hấp dẫn từ nghề mộc, làng Đông Thượng ngày càng có nhiều hộ gia đình tham gia vào sản xuất. Tổng số người dân trong làng là hơn 700 người thì đã có 200 người là lực lượng lao động tại các sở sở sản xuất đồ gỗ. Mộc Đông Thương sản xuất đa dạng các sản phẩm như tủ chè, bộ tràng kỷ, bức hoàng phi câu đối, cột kèo…Bên cạnh đó, người dân cũng đang mở rộng sang các sản phẩm gỗ trang trí như tranh gỗ, tượng gỗ, bình hoa…phục vụ đa dạng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng từ khắp mọi vùng miền của tổ quốc.

Mỗi năm, làng nghề mộc Đông Thương cung cấp cho thị trường hàng ngàn sản phẩm đa dạng khác nhau. Nhất là vào những dịp Tết Nguyên Đán và các dịp lễ tết lớn trong năm người dân đặc biệt có nhu cầu sắm sửa. Khi cần lựa chọn các sản phẩm gỗ để làm quà tặng tân gia; khai trương; hiếu hỉ; người ta sẽ nghĩ ngay tới những bức tranh gỗ hay bộ bàn ghế được điêu khắc cầu kỳ và tỷ mẩn của mộc Đông Thượng. Dần dần, thương hiệu đồ mộc Đông Thượng khẳng định được vị trí và ngày càng vươn xa hơn.

Sản phẩm mộc Đông Thượng

Đặc sản mà làng Đông Thượng có được từ lâu chính là những tiếng đục; đẽo; bào gỗ phát ra cả ngày. Tới đầu làng là du khách đã có thể nghe thấy mùi hương của các loại gỗ dễ chịu. Hòa vào những tiếng máy móc; tuy có hơi ồn ào nhưng đã tạo ra giai điệu riêng cho ngôi làng. Đi vào làng là bạn có thể dễ dàng bắt gặp những tác phẩm tuyệt đẹp từ bàn tay của các nghệ nhân làng Đông Thượng.

Đặc biệt là các bức tượng khổng lồ từ bộ rễ của cây cổ thụ. Những người thợ đã khéo léo giữ lại phần lớn dáng rễ tự nhiên của cây kêt hợp với tài điêu khắc tài tình của mình, những bức tượng phượng hoàng hay rồng gỗ đều toát lên vẻ đẹp khí thế và tự nhiên hiếm có.

Lý do nổi tiếng của mộc Đông Thượng

Theo các nghệ nhân trong làng, để làm ra được những tác phẩm ẩn tượng việc khó nhất trong là khâu kiểm tra chất liệu gỗ nguyên liệu. Việc này phải do những người có kinh nghiệm lâu năm đảm đương. Vì có những loại gỗ nhìn đẹp nhưng lại quá cứng hoặc quá mềm, không thể điêu khắc được. Cũng nhờ đó mà sản phẩm mộc Đông Thượng luôn nổi tiếng về chất lượng uy tín của mình. Bên cạnh đó, những hình ảnh trang trí trên gỗ cũng được lựa chọn kỹ càng theo yêu cầu của khách hàng.

Bằng chứng chính là ngôi làng được trang trí và thiết kế bởi chính những nghệ nhân Đông Thượng. Dù đã trải qua nhiều năm những vẻ ngoài của từng bức hoàng phi; cột; kèo trong đình vẫn không thay đổi. Thậm trí còn đẹp hơn hoài cổ mà cao quý hơn theo thời gian.

Trải qua quá trình đầu tư và phát triển, làng nghề mộc Đông Thượng đang dần đổi mới hiện đại hơn, sử dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất để gia tăng sản lượng. Nếu các công đoạn như cắt xẻ; cưa; tiện; bào…trước đây đều do thợ làm hoàn toàn thủ công thì nay đã có máy móc để thay thế. Đường nét hoa văn cũng chính xác hơn; tinh xảo hơn trên sản phẩm.

Lời Kết

Các sản phẩm mộc Đông Thượng có những thiết kế tinh tế và chất lượng uy tín; đã và đang ngày một góp phần nâng cao thị trường gỗ truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, làng nghề vẫn đang cho thấy sự bền bỉ của mình; khi mà nhiều bạn trẻ đã quyết định học nghề để nối tiếp thế hệ cha ông. Thế hệ trẻ nhiều kiến thức và ý tưởng mới; chắc chắn sẽ đóng góp một vai trò rất quan trọng cho nghề mộc. Hy vọng mộc Đông Thượng vẫn sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống của nghề mộc Việt Nam nói chung; cũng như làng nghề nói riêng.

Vừa rồi; Thư Viện Gỗ đã tổng hợp những thông tin có được về làng nghề mộc Đông Thượng tại Bắc Giang. Nếu bạn muốn xem thử các sản phẩm từ làng nghề mộc này; bạn có thể tới trực tiếp để tham quan du lịch. Hoặc cũng có thể tới các cửa hàng trưng bày tại Hà Nội để chiêm nghưỡng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Chủ đề: Làng nghề gỗ