Truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề mộc Giã Trung
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung; thuộc xã Tiên Phong; thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) là một trong số các làng nghề sản xuất kinh doanh hiệu quả; mang lại thu nhập cao cho người dân. Được hình thành và phát triển mạnh tại 2 thôn Giã Trung 1 và Giã Trung 2 thuộc xã Tiên Phong. Không khó để nhận ra làng nghề mộc Giã Trung khi từ xa đã nghe vang vọng tiếng cưa; đục; bào; tiếng máy xẻ gỗ xì xèo…
Nội dung chính
Đôi nét về làng nghề mộc Giã Trung
Năm 2008, thôn Giã Trung được công nhận là làng nghề với khoảng 200 xưởng mộc; trên 1.000 lao động. Đến nay, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung không chỉ lưu giữ những nét tài hoa của các nghệ nhân trên gỗ mà nghề mộc nơi đây còn góp phần làm “thay da đổi thịt” vùng quê nghèo. Những năm gần đây; cuộc sống của người dân trong xã đã thực sự khởi sắc; giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động tại địa phương và vùng lân cận. Với gần 170 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 700 lao động.
Có thể khẳng định phát triển làng nghề và duy trì phát huy nghề truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng; phát triển nghề truyền thống không chỉ tăng nguồn thu nhập; góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và gìn giữ những nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Sản phẩm đồ gỗ làng mộc nghề Giã Trung
Hiện nay, sản phẩm của các cơ sở sản xuất và gia công mộc mỹ nghệ tại làng khá đa dạng và phong phú chủng loại. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung đang sản xuất những mặt hàng thông dụng trong đời sống như: Giường; tủ; bàn ghế; cửa; chấn song; cầu thang; tay vịn và nhiều sản phẩm trang trí nội thất có chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
Từ những nét đục; đẽo trên nền gỗ thô; người nghệ nhân đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm biết bao bạn bè quốc tế. Các tác phẩm đang được in dấu, trưng bày ở những nơi trang trọng bậc nhất như: Nhà thờ, đình chùa, miếu mạo… Sản phẩm mà các cơ sở làm ra không chỉ bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng, mà còn bán buôn cho các đại lý với số lượng lớn. Bên cạnh đó, cơ sở cũng nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của khách với tất cả các mẫu mã và chủng loại khác nhau.
Cẩn trọng trong quy trình sản xuất
Chọn gỗ là một trong những khâu quan trọng và cẩn thận nhất; bởi gỗ đẹp thì mới đảm bảo chất lượng và giá thành cho khách hàng. Ban đầu; nguồn gỗ được sử dụng từ những cây sẵn có trong vườn nhà như: xoan; keo; sấu; mít; nhưng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, người dân nơi đây đã mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nguồn gỗ quý từ các tỉnh; thành trong cả nước và cả nước ngoài như: Malaysia; Lào… Từ năm 2009; gần như 100% sản phẩm của Làng nghề đều được sản xuất từ gỗ Hương.
Sau khi chọn gỗ thích hợp sẽ tiến hành tạo hình cơ bản, tạo hình chi tiết, mài dũa, đánh giấy nhám và hoàn thiện. Các công đoạn của nghề không chỉ đòi hỏi tỉ mỉ, cẩn thận mà còn thể hiện sự tài hoa; tinh tế của người thợ. Một sản phẩm mộc mỹ nghệ hoàn chỉnh sẽ có nét tinh xảo và hoàn hảo rõ ràng.
Đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo
Các hộ dân thuộc làng nghề Giã Trung đã chủ động nhập thêm nguyên liệu; đầu tư máy móc hiện đại nên hoa văn đẹp và độ chính xác cao; sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng; được khách hàng rất ưa chuộng. Từ sản xuất các loại đồ gỗ dân dụng; giá bình dân; đến nay; làng nghề đã chuyển sang sản xuất đồ gỗ cao cấp và gia công cho các xưởng gỗ ở Đồng Kỵ. Đầu tư thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất góp phần rút ngắn thời gian; nâng cao năng suất lao động và độ tinh xảo của sản phẩm. Không chỉ nâng cao năng suất mà sản phẩm làm ra đều; đẹp hơn hẳn so với làm thủ công như trước đây.
Đến thời điểm hiện tại; toàn Làng nghề đã có trên 80 máy đục; xẻ gỗ bằng vi tính cùng gần 350 máy bào; máy cưa đứng. Không chỉ chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, nghề mộc ở Giã Trung còn góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo nông thôn; nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Tại sao đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề mộc Giã Trung được yêu thích
Các sản phẩm của làng nghề không chỉ phổ biến trong nước mà còn đẩy mạnh ra thị trường nước ngoài như Đài Loan; Hồng Kông (Trung Quốc) với số lượng khá lớn.
Giã Trung là nơi hội tụ của những người thợ giỏi nghề không chỉ là cư dân địa phương mà còn thu hút được các thợ giỏi từ nhiều vùng miền. Từ đó có sự học hỏi lẫn nhau; tay nghề người thợ mỹ nghệ Giã Trung càng thêm điêu luyện. Không ít các nghệ nhân tài hoa; với đôi bàn tay khéo léo; óc tư duy tài nghệ đã và đang chế tác ra những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp. Đặc biệt được chạm trổ kỳ công tinh tế; kết hợp hài hòa giữa kiểu dáng cổ kính và hiện đại.
Trên thị trường; các sản phẩm điêu khắc mộc vẫn luôn là mặt hàng có giá trị được nhiều người yêu thích. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại giúp các sản phẩm thủ công luôn đạt chuẩn yêu cầu của người sử dụng. Dùng đồ gỗ mỹ nghệ không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích sử dụng mà ít nhiều là thú chơi nghệ thuật; đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của chủ sở hữu.
Có thể nói, các sản phẩm mộc mỹ nghệ Giã Trung là nét độc đáo rất hiếm có không riêng ở Thái Nguyên. Các sản phẩm mỹ nghệ thường được khách du lịch chọn làm quà lưu niệm; nên việc gắn kết giữa sản xuất với du lịch làng nghề trong tương lai có lẽ là hướng đi mới giúp làng nghề phát triển bền vững hơn.
Lời kết
Nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống; nghề đồ gỗ mỹ nghệ vẫn tồn tại; phát triển và trở thành nét đẹp trong đời sống người dân địa phương. Làng nghề Giã Trung được đánh giá là nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị tinh hoa của nghề làm mộc truyền thống, được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và chọn lựa. Hãy cùng nhau gìn giữ và quảng bá hình ảnh để làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung sẽ vươn xa hơn; khẳng định vị thế và thương hiệu với du khách và bạn bè quốc tế.