Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh là gỗ gì? Ưu và nhược điểm của loại gỗ này

Ngày đăng: 26/08/2021 lúc 00:43

Hiện nay, gỗ ghép thanh đang dần trở nên phổ biến hơn trong thị trường gỗ Việt Nam. Vậy gỗ ghép thanh là gỗ gì? Loại gỗ này có đặc điểm gì và có ưu nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời nhé!

Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh chính là những thanh gỗ nhỏ có kích thước đều nhau được trải qua các khâu xử lý kỹ càng. Sau đó, sẽ sử dụng những máy móc công nghệ hiện đại để tạo ra những tấm gỗ có kích thước lớn hơn. Để có thể đưa vào sản xuất đa dạng các sản phẩm khác nhau.

Loại gỗ này sẽ có nhiều kiểu ghép khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Do được xử lý qua nhiều khâu nên chất lượng gỗ sẽ tốt hơn gỗ tự nhiên. Nhờ vậy, các sản phẩm sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Hiện nay, loại gỗ này đang dần có chỗ đứng trong thị trường gỗ về chất lượng cũng như là màu sắc của gỗ.

Ở nước ta, loại gỗ ghép thanh được sản xuất nhiều nhất là từ gỗ cao su. Do phần lớn cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhiều ở nước ta chính là cây cao su. Những cây cao su sau 30 lẫy mủ sẽ được thu hoach và đem đi sản xuất ra gỗ ghép thanh. Với những đặc tính tuyệt vời của cây gỗ cao su, nên chất lượng gỗ ghép thanh cao su cũng được đánh giá rất cao. Ngoài ra, những loại cây khác cũng được sử dụng để sản xuất ra loại gỗ này như: gỗ keo, gỗ tràm, gỗ thông,…

Thông tin cơ bản về gỗ ghép thanh

Từ những năm thập niên 70 của thế kỷ trước loại gỗ này đã bắt đầu được đưa vào sử dụng. Châu Âu hiện đang là khu vực sản xuất loại gỗ này với số lượng lớn nhất; tiếp theo đó là châu Á và châu Mỹ.

Tuy nhiên, không phải các nước châu Âu mà Nhật Bản mới là nước hiện nay đang sở hữu kỹ thuận ghép thanh gỗ bậc nhất; tại sứ xở hoa anh đào người ta không dùng keo chuyên dụng để liên kết các thanh gỗ lại mà sẽ chỉ cần tạo mộng.

Cấu tạo của gỗ

Thành phần chính của gỗ ghép thanh chính là gỗ tự nhiên; để giúp những thanh gỗ có thể liên kết lại được với nhau, người ta sẽ sử dụng thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hoặc Phenol Formaldehyde (PF).

Loại gỗ được sử dụng nhiều nhất đó là: gỗ cao su, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ keo, gỗ xoan, gỗ quế, gỗ trẩu. Từ những thân gỗ chính có kích thước nhỏ; hoặc một số thành phần còn lại của thân gỗ được tận dụng. Người ta sẽ xẻ gỗ thành những thanh gỗ có kích thước nhỏ; sau đó ghép lại với nhau tạo thành gỗ ghép thanh.

Quy trình sản xuất gỗ

Để có thể tạo ra loại gỗ này sẽ cần trải qua các bước:

  • Bước 1: Những thân gỗ sẽ được trải qua khâu sàng lọc để chọn ra những thân gỗ đạt tiêu chuẩn. Sau đó, sẽ được đem đi để sơ chế nguyên liệu.
  • Bước 2: Để giúp gỗ tăng khả năng chống ẩm mốc và mốc mọt; người ta sẽ đưa gỗ đi tẩm, sấy kỹ càng.
  • Bước 3: Phần đầu của gỗ sẽ được tạo mồng và sử những máy được lập trình sẵn để ghép các thanh gỗ lại với nhau. Tiếp đó, những tấm gỗ này sẽ được sử dụng những loại keo chuyên dụng dán lại để giúp các thanh gỗ liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
  • Bước 4: Những tâm gỗ này sẽ tiếp tục được đưa đi bào, phay, chà, nhám để giúp bề mặt gỗ trở nên phẳng mịn và có màu sắc đẹp mắt hơn.
  • Bước 5: Cuối cùng, người ta sẽ kiểm tra và xử lý bề mặt gỗ để hoàn thiện; sau đó, chúng sẽ được chuyển tới các xưởng sản xuất để đưa vào gia công.

Thông số tiêu chuẩn của gỗ

Giúp cho việc sản xuất và gia công gỗ được diễn ra thuận lợi hơn. Người ta thường đưa ra thông số tiêu chuẩn cho loại gỗ này, đó là:

– Kích thước của gỗ: 1220 x 2240 mm;
– Độ dày gỗ: 12, 15, 18 (mm);
– Bề mặt gỗ: A/A, A/B, A/C, B/C, C/C.

Những kiểu ghép thanh gỗ phổ biến

Hiện nay, trên thị trường gỗ có những kiểu ghép thanh gỗ phổ biến là:

Ghép song song

Với kiểu ghép này, những thanh gỗ có chiều dài tương đương nhau về chiều rộng sẽ được ghép song song với nhau. Đối với những thanh gỗ có cùng chiều dài những chỉ khác khau về chiều rộng cũng có thể thực hiện kiểu ghép này.

Ghép song song
Ghép song song

Ghép mặt

Hay còn gọi là ghép nối đầu, ghép finger. Phần đầu của các thanh gỗ sẽ được xẻ thành hình răng cưa. Kiểu ghép này thông thường sẽ sử dụng những thanh gỗ có chiều rộng bằng nhau. Sau đó, những thanh gỗ sẽ được nối 2 đầu răng cưa lại với nhau. Với kiểu ghép này, những tấm gỗ sẽ chỉ xuất hiện những vết răng cưa trên bề mặt gỗ.

Ghép cạnh

Kiểu ghép này gần giống với kiểu ghép mặt. Nhưng thanh gỗ sẽ được xẻ theo hình răng của ở mặt bên cạnh và tiến hành ghép thành những thanh có chiều dài tương đương nhau.

Kiểu ghép cạnh hoặc ghép mặt
Kiểu ghép cạnh hoặc ghép mặt

Ghép giác

Những thanh gỗ sẽ được xẻ cả hai đầu thành những hình vẽ tương tự nhau. Tiếp theo, sẽ tiến hành ghép song song những thanh gỗ này lại với nhau.

Phân loại gỗ ghép thanh

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về chi tiết từng loại mặt gỗ sẽ được sử dụng:
– Gỗ loại A (mặt A): Là loại gỗ đẹp nhất, bề mặt gỗ không xuất hiện mắt chết hay bất kỳ đường chỉ đen nào.
– Gỗ loại B (mặt B): Với loại gỗ này sẽ chỉ có mắt sống mắt đen nhỏ tối đa là 4-5mm.
– Gỗ loại C (mặt C): Tính thẩm mỹ của loại gỗ này không được đánh giá cao. Bề mặt gỗ không giới hạn đường chỉ đen và mắt đen.

Thông thường, người ta sẽ phân loại gỗ theo chất lượng bề mặt gỗ. Do vậy, gỗ ghép thanh sẽ được chia thành các loại:

Gỗ ghép thanh chất lượng A (AA)

Đây là loại gỗ ghép thanh có chất lượng tốt nhất. Do cả 2 mặt của gỗ đều sử dụng những thanh gỗ loại A. Đối với loại gỗ này bạn có thể hoàn toàn yên tâm cả về chất lượng cũng như là màu sắc của gỗ. Cả 2 mặt của gỗ đều mang tính thẩm mỹ rất cao.

Gỗ ghép thanh chất lượng B (AB)

Đối với loại gỗ này, người ta sẽ dùng một mặt gỗ loại A và một mặt gỗ loại B để ghép với nhau. Về phần gỗ loại A vẫn sẽ có màu sắc và chất lượng rất tốt. Nhưng đối với phần gỗ loại B chất lượng sẽ kém hơn một chút; phần gỗ này sẽ có đường chỉ đen có độ dài trung bình và mắt sống tối đa 4-5cm. Loại gỗ này thường được lựa chọn để làm những sản phẩm chỉ cần ưu điểm ở một mặt như mặt bàn hay cửa tủ,…

Gỗ ghép thanh chất lượng C (BC)

So với 2 loại gỗ trên, chắc chắn loại gỗ này sẽ kém cạnh hơn một chút. Do sử dụng gỗ loại B và gỗ loại C để ghép với nhau. Thông thường, loại gỗ này sẽ được lựa chọn để sản xuất ván lót sàn hay ốp tường. Những sản phẩm không đòi hỏi tính thẩm mỹ quá cao.

Gỗ ghép thanh chất lượng AC

Với những sản phẩm không đòi hỏi quá cao về chất lượng của mặt trong mà chỉ quan trọng về màu sắc và chất lượng của mặt ngoài. Người ta sẽ sử dụng gỗ loại A và gỗ loại C để ghép với nhau.

Gỗ ghép thanh chất lượng CC

Đây là loại gỗ xếp cuối cùng trong các loại gỗ ghép thanh. Do cả 2 mặt của gỗ đều sử dụng gỗ loại C.

Ưu và nhược điểm của gỗ ghép thanh

Ưu điểm

Không phải tự nhiên mà loại gỗ này lại được ưa chuộng trên thị trường như vậy. Những thanh gỗ phải trải qua công đoạn tẩm sấy và được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng. Chính vì gỗ loại gỗ này có độ bền rất cao; nếu được sử dụng loại keo dính cao cấp thì chất lượng gỗ không kém cạnh gì so với một số loại gỗ tự nhiên khác.

Gỗ có thể chịu được lực va đập mạnh và có khả năng chống ẩm và mối mọt cao. Bề mặt gỗ cũng không dễ dàng bị xước hay sứt cạnh. Trong quá trình sử dụng gỗ cũng sẽ không bị cong vênh hay biến dạng.

Do không cần phải sử dụng những thân gỗ có kích thước lớn, nên gỗ ghép thanh khá đa dạng về chất lượng. Với nhiều nơi để giải quyết vấn đề gỗ tự nhiên cao cấp đang dần khan hiếm người ta sẽ tận dụng gỗ để làm nên các loại gỗ ghép thanh từ những loại gỗ cao cấp như gỗ sồi.

Gỗ có thể được tạo thành từ những cây gỗ có thời vụ ngắn ngày nên nguồn cung ứng gỗ rất dồi dào. Điều này cũng giúp cho giá thành của gỗ hợp lý hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên có cùng chất lượng.

Nhược điểm

Loại gỗ này chỉ có một nhược điểm duy nhất là do gỗ được ghép từ những thanh gỗ nhỏ nên màu sắc của gỗ sẽ không được đồng đều như những tấm gỗ tự nhiên nguyên bản.

Tuy nhiên, ngày này khi ngành công nghiệp gỗ đã phát triển và nhu cầu sử dụng gỗ tăng cao. Nên các nhà sản xuất cũng chú trọng hơn vào vấn đề thẩm mỹ nên các sản phẩm từ gỗ ghép thanh vẫn sẽ mang đến phong cách nội thất đẹp mắt nhất có thể.

Ứng dụng của gỗ ghép thanh

Không khó để tìm ra những ứng dụng phổ biến của loại gỗ này trong cuộc sống hiện nay. Loại gỗ này rất đa dạng về chủng loại, do đó bạn sẽ có nhiều lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng của mình. Màu sắc của gỗ cũng được chia theo nhiều loại khác nhau giúp người sử dụng có thể lựa chọn và xem xét dễ dàng hơn.

Chất lượng được đánh giá cao không kém gì so với nhiều loại gỗ tự nhiên và rất bền bỉ với thời gian nên chúng thường được chọn làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm nội thất như: tủ quần áo, giường ngủ, bàn làm việc, bàn học, kệ sách, tủ kệ nhỏ, bộ bàn ghế… Hay được dùng để làm ván lót, sàn gỗ,…

Cùng xem một số sản phẩm được làm từ gỗ ghép thanh nhé:

Nội thất sử dụng gỗ ghép thanh
Nội thất sử dụng gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là gỗ gì? Ưu và nhược điểm của loại gỗ này
Bàn học và kệ sách
Gỗ ghép thanh là gỗ gì? Ưu và nhược điểm của loại gỗ này
Bộ bàn ghế

Kết luận

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin chi tiết về đặc điểm, ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ ghép thanh. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về loại gỗ này để đưa ra cho mình quyết định có nên sử dụng nội thất gỗ ghép thanh hay không. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ