Nét độc đáo của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao
Nét độc đáo của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao là gì; và lý do vì sao các sản phẩm của làng nghề này lại được ưa chuộng như vậy? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, vậy hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời nhé!
Nội dung chính
- 1 Lịch sử của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao
- 2 Bàn tay tài hoa của người thợ làng Đông Giao
- 3 Những công đoạn chính để tạo nên một sản phẩm chạm khắc đạt chuẩn của làng Đông Giao
- 4 Các sản phẩm chính của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao
- 5 Lý do vì sao các sản phẩm chạm khắc gỗ của Đông Giao lại được ưa chuộng như vậy?
- 6 Lời kết
Lịch sử của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao
Làng nghề Đông Giao nằm ở xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; trước khi, Đông Giao là một trong số 7 xã của tổng Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Theo sử sách ghi lại; làng làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao đã có lịch sử hơn 300 năm.
Theo thần tích của làng, vào thời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786); người thợ Đông Giao mà đại diện là cụ Vũ Xuân Ngôn đã có mặt tại Huế để tham gia xây dựng công trình cho triều đại phong kiến này. Đây chính là một trong những niềm tự hào của dân làng Đông Giao mỗi khi nhắc về người thợ tài hoa nhất của làng.
Cùng với đó là vị trí địa lý hết sức thuận lợi của làng; khi nằm tiếp giáp giữa 3 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương; và cách không xa thủ đô Hà Nội, làng chạm khắc gỗ Đông Giao đã và đang tận dụng, phát huy hết khả năng vốn có của mình để phát triển nghề truyền thống này ngày một vươn xa hơn nữa.
Ngôi làng này có tới 97% số hộ dân tham gia nghề mộc; và chủ yếu là nghề chạm khắc đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu. Có thể nói tất cả nam, nữ và các thế hệ già, trẻ của làng; đều được làm quen với chiếc đục từ rất sớm nên họ rất thành thục với nghề.
Những người thợ tài hoa không chỉ thể hiện tài nghệ của mình ở làng Đông Giao; mà còn đi đến rất nhiều các trung tâm sản xuất hàng mỹ nghệ ở những doanh nghiệp của tỉnh khác. Bởi vậy có thể nói, những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn Đông Giao đã xuất hiện ở khắp các tỉnh thành của nước ta.
Bàn tay tài hoa của người thợ làng Đông Giao
Những người thợ của làng Đông Giao không chỉ làm việc với cái tâm dành trọn cho nghề; mà đó còn là trách nhiệm gìn giữ truyền thống mà ông cha để lại. Đồng thời; cũng chính là lưu trữ lại những sắc thái văn hoá quê hương; bản sắc văn hoá dân tộc nói chung; và cũng qua đó, thể hiện được cái riêng của nền văn minh phương Đông.
Để trở thành một người thợ lành nghề; dù là chạm khắc đồ thờ đơn giản cũng đòi hỏi kinh nghiệm lên tới hàng chục năm. Bởi để biết được kỹ thuật, người thực hiện phải nhớ được các lối, các họa tiết và các đề tài; đặc biệt, nghề chạm còn đòi hỏi yêu cầu cao hơn những nghề khác.
Người thợ không chỉ cần có sức khỏe bền bỉ, đôi bàn tay khéo léo cùng với sự kiên trì; mà khả năng mẫn cảm, phác họa và tái hiện lại theo mẫu; hay sáng tạo nên các mẫu mã mới cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, thời gian để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh có thể mất hàng tháng là chuyện bình thường.
Những công đoạn chính để tạo nên một sản phẩm chạm khắc đạt chuẩn của làng Đông Giao
Để tạo ra một sản phẩm chất lượng; khâu chọn gỗ rất quan trọng; bởi những cây gỗ phải có bền chắc, ít cong vênh, rạn nứt, không bị mối mọt; và phải có đặc tính dẻo mịn, dễ chạm và dễ đánh bóng.
Sau khi đã chọn được cây gỗ ưng ý; người thợ sẽ tiến hành các bước: xẻ, cắt, đẽo, bào,… để làm ra một thân gỗ đúng quy cách. Tiếp đến, sau khi mẫu được vẽ trên giấy bản thì sẽ được in vào gỗ; và người thợ sẽ bắt tay vào công đoạn chạm khắc.
Đối với những người thợ lành nghề; họ sẽ ghi nhớ đề tài trong đầu và chỉ cần phác lại những nét chính, đăng đối, đúng kích thước là đã có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng.
Từ một khúc gỗ khó có thể tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh; bởi vậy, sẽ có thêm sự góp mặt của các loại mộng. Để giúp các chi tiết liên kết chặt chẽ với nhau hơn; sơn ta sẽ được mồi vào các lỗ mộng; hoặc thay vào đó là sử dụng chốt đinh tre, đinh đồng. Đây cũng là cách để khắc phục những khúc gỗ có kích thước nhỏ; và tiết kiệm gỗ hơn.
Các sản phẩm chính của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao
Trước đây, các sản phẩm chính của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao đều là các đồ vật phục vụ cuộc sống hàng ngày như: bàn ghế, giường, tủ,…; Hay các đồ thờ cúng như: ngai ỷ, hương án, bát bửu, bàn thờ,…
Đặc biệt trong đó phải kể đến, chính là các tác phẩm tượng được tạc từ những dòng gỗ quý như: hương, cẩm, trắc; hay các dòng gỗ thơm như: ngọc am, xá xị;…; để tạo ra các sản phẩm như: tượng Phật, tượng Di lặc , tượng Đạt ma, tiểu cảnh non sông; và đặc biệt với kiểu tạc tượng truyền thần theo ảnh hay di ảnh .
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và giúp làng nghề vẫn giữ được vị trí ổn định trên thị trường. Ngoài những sản phẩm thủ công; làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm chạm khắc gỗ độc đáo và đa dạng hơn như: tủ chùa, sa lông, gạt tàn thuốc lá, con giống tranh trí các loại.
Lý do vì sao các sản phẩm chạm khắc gỗ của Đông Giao lại được ưa chuộng như vậy?
Nghề điêu khắc gỗ phải sử dụng đôi tay là chính; nên ngoài tài năng bẩm sinh thì thời gian học tập vô cùng quan trọng. Bởi trong thời gian này; người thợ sẽ được trau dồi những kỹ năng để tạo ra một sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn. Và không phải tự nhiên; mà các sản phẩm của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao lại được ưa chuộng đến như vậy.
Để tạo ra một sản phẩm sẽ cần trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, người thợ sẽ cần phải vẽ lên những phác thảo chính cho bức tranh. Tiếp đến, sử dụng những chiếc đục lớn để những đường nét thô xơ ban đầu hiện ra; những đường nét to thì sẽ sử dụng chiếc đục có kích thước lớn; và ngược lại những chiếc đục nhỏ hơn sẽ để tạo ra những đường nét nhỏ và yêu cầu sự tinh xảo, tỉ mỉ hơn.
Có người nói rằng, mỗi người thợ của làng Đông Giao phải có trong tay tới gần 40 chiếc đục với kích thước khác nhau; để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt nhất có thể. Thổi hồn vào từng chi tiết và thể hiện được cái tôi – cái tâm với nghề chính là sự thành công lớn nhất của mỗi người thợ. Và những sản phẩm chạm khắc gỗ của làng Đông Giao đều hội tụ hết những giá trị tinh túy này. Có lẽ vì vậy, mà các sản phẩm của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao đã và đang giữ được vị trí vững chắc; trên thị trường sản phẩm chạm khắc gỗ của nước ta.
Lời kết
Và với bản chất cần cù chịu khó nên qua thời gian; những người thợ của làng Đông Giao đã không ngừng sáng tạo, cải tiến mẫu mã, nâng cao tay nghề. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; để tạo nên những sản phẩm chạm khắc gỗ vô cùng phong phú và đa dạng phục vụ cho nhu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng với hệ thống di tích lịch sử văn hoá như đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ, với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… Đặc biệt, các sản phẩm tinh xảo của làng nghề luôn được đánh giá rất cao; không chỉ bởi tay nghề điêu luyện của những người thợ; mà còn là cái hồn mà họ đã đưa vào từng sản phẩm.
Hy vọng, qua bài viết này Thư Viện Gỗ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi làng gắn liền với nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi!